Giảm thuế GTGT 2% là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế

Việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% không chỉ là giải pháp tài khóa đơn thuần mà đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy tiêu dùng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều biến động, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% không chỉ là một giải pháp tài khóa đơn thuần mà đã và đang trở thành đòn bẩy hữu hiệu thúc đẩy tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp và giữ đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết năm 2026 đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét. Sau gần 5 năm triển khai, chính sách này đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, lan tỏa tới từng người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Một chiếc điều hòa khi áp dụng thêm các chương trình khuyến mãi từ doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ phải thanh toán số tiền là 15.169.000 (tính đầy đủ thuế VAT 10%). Tuy nhiên, nếu được giảm 2%, giá mặt hàng này sẽ giảm gần 300.000 đồng. Con số này tưởng chừng khiêm tốn nhưng lại mang đến lợi ích cộng gộp thiết thực, nhất là trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng đang leo thang như hiện nay.

Chị Trần Thị Dậu - phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: “Mỗi tháng tôi chi khoảng 6-7 triệu cho các mặt hàng thiết yếu và tiêu dùng cá nhân. Mức giảm 2% thuế nghe có vẻ nhỏ, nhưng cộng dồn lại thì cũng giúp tôi tiết kiệm được vài trăm nghìn mỗi tháng. Với thu nhập hiện tại, điều đó thực sự đáng quý”.

Thuế giá trị gia tăng giảm từ 10% xuống 8%, nhờ đó giá thành sản phẩm giảm tương ứng. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm đáng kể chi phí. Về phía doanh nghiệp, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng giúp giảm giá bán, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tính từ năm 2022 đến nay, ngân sách Nhà nước đã sử dụng gần 178.000 tỷ đồng cho chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Dù là con số lớn, nhưng so với hiệu ứng lan tỏa mà nó mang lại - từ việc phục hồi tiêu dùng nội địa đến duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, rõ ràng đây là một khoản đầu tư hợp lý và đáng giá. Theo các chuyên gia kinh tế, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng không chỉ là giải pháp cấp thời, mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc điều tiết vĩ mô và tạo đà phát triển ổn định lâu dài.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho biết: “Ví dụ nhóm hàng điện tử, kim loại hay xăng dầu trước là không được giảm, lần này được đưa vào diện giảm thuế VAT. Điều này có tác động trực tiếp đến giảm nguyên liệu đầu vào cũng như giảm giá bán lẻ. Vừa kích cầu sản xuất, vừa kích cầu tiêu dùng. Như vậy, ta sẽ đạt mục tiêu kép là vừa giảm thiểu khó khăn cho đơn vị sản xuất, vừa đảm bảo tăng trưởng tiêu dùng. Đây là một biện pháp rất hữu ích, có hiệu quả rất cao”.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng thêm 2% đến hết năm 2026 là một chính sách mang tính hỗ trợ thiết thực và bền vững. Không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu mà còn tiếp thêm sinh lực cho doanh nghiệp và tạo đòn bẩy kích thích tăng trưởng toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Tài chính chưa có hộ kinh doanh nào hiện nay bị xử phạt liên quan đến việc triển khai hóa đơn điện tử.

Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC Việt Nam (ABAC Việt Nam) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7 tại thành phố Hải Phòng.

Xăng E5RON92 tăng 1.169 đồng/lít, giá bán là 20.631 đồng/lít; xăng RON95-III chạm mốc 21.244 đồng/lít, tăng 1.277 đồng/lít trong kỳ điều hành chiều 19/6.

Việc chuyển đổi tạo cơ hội mở rộng quy mô, dễ dàng tiếp cận vốn và tăng uy tín trên thị trường, nhưng cũng kéo theo yêu cầu cao hơn về quản lý, thuế và pháp lý. Vậy, có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp?

Giá vàng SJC ngày 19/6 ổn định ở cả hai chiều, niêm yết ở mức 117,6 – 119,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Chủ đề của hội chợ quốc tế ENTECH HANOI năm nay là “Chuyển đổi xanh – Hành động vì Net Zero”.