Giao quyền tự chủ và chấp nhận rủi ro về nghiên cứu
Sáng 6/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày tờ trình Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo gồm 8 chương và 83 điều, tăng hai điều so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Theo tờ trình, Dự thảo luật đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu cơ bản, cân đối giữa nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn. Đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu triển khai nghiên cứu cơ bản xuất phát từ vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ.
Một trong những mục tiêu lớn của Dự án Luật là đưa Việt Nam từ một quốc gia sử dụng công nghệ lõi sang làm chủ các công nghệ chiến lược. Để thực hiện được tư duy đột phá này, việc giao quyền tự chủ cho cơ sở nghiên cứu là điều cần thiết.
Phó Thủ tướng chính phủ Lê Thành Long cho biết: “Cơ sở nghiên cứu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động nghiên cứu, xây dựng bộ máy, chi tiêu theo cơ chế khoán chi. Nếu một dự án nghiên cứu không đạt được kết quả như kỳ vọng, tổ chức nghiên cứu sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trước và được miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại phát sinh cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nghiên cứu”.
Cũng theo tờ trình, ngân sách Nhà nước cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sẽ được ưu tiên phân bổ ngân sách để làm chủ công nghệ chiến lược, thay vì dàn trải như trước.
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị cần thể hiện rõ nét hơn vai trò của doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, chủ thuyết phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, có quy định mang tính đột phá, vượt trội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cũng như cần nghiên cứu kỹ chính sách thu hút vốn và các quỹ đầu tư.
Ông Lê Quang Huy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết: “Nghiên cứu, hoàn thiện quy định liên quan đến các quỹ, bổ sung quy định việc kết nối, liên thông, phối hợp, đối ứng giữa các quỹ bộ, ngành, địa phương với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước, tránh manh mún, dàn trải. Đề nghị giải trình về tính phù hợp, cơ chế quản lý nguồn ngân sách chi cho các quỹ khi quy định năm loại quỹ trong Dự thảo luật”.
Về cơ chế quản lý kinh phí, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu quy định về cơ chế rút gọn thủ tục đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm.
- Quốc hội bàn chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
- Cử tri kỳ vọng vào những quyết sách lịch sử
- Sửa Hiến pháp để tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Quốc hội thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
- Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại Kỳ họp Quốc hội thứ 9


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0