Gìn giữ văn hoá thưởng trà của người Việt

Ngày Tết mà thiếu Trà, là thiếu đi hương vị, đậm đà của ngày xuân. Người Việt từ xưa, coi trà như lẽ sống, là người bạn tri âm. Chính vì lẽ đó, mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh những sản vật quen thuộc, như mâm ngũ quả, hoa đào, hoa mai,… thì những tách trà, như sợi dây vô hình, kết nối chúng ta lại gần nhau hơn. Với nhiều người, trà không đơn thuần chỉ là thức uống. Pha trà còn là cả một bộ môn nghệ thuật, cần được gìn giữ và lưu truyền.

Với gia đình ông bà Khánh ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho rằng việc uống trà mỗi ngày gần như đã đi sâu vào tiềm thức, ông chia sẻ thêm "uống một tách trà, đi xa vạn dặm”. Câu nói của các cụ xưa đã khái quát được tất cả về văn hóa, tinh hoa trà Việt. Chính vì vậy, mỗi dịp tết đến, ngoài việc chỉnh trang nhà cửa, sắm sửa lễ vật, không thể thiếu ấm trà thơm nồng hiếu khách.

Theo Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, người đã dành hơn nửa cuộc đời mình với việc nghiên cứu, sưu tầm các loại trà nổi tiếng chia sẻ, Thưởng thức một chén trà, mang phong cách Việt, là việc mang nhiều ý nghĩa.

Có rất nhiều cách pha trà độc đáo, và khác biệt

Điều đặc biệt của trà không chỉ nằm ở hương vị, mà còn ở nghệ thuật của người làm trà. Từ thời xa xưa, các bậc tiền nhân đã đánh giá rằng, pha trà và thưởng trà, là một bộ môn nghệ thuật, phi công thức.

Bởi vậy, nên người dân Việt ta, có rất nhiều cách pha trà độc đáo, và khác biệt của riêng mình. Một trong những nét riêng biệt, của trà đạo Việt Nam, đó chính là nghệ thuật pha trà: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm chia sẻ, để có được nghệ thuật pha trà, bà đã phải dành hơn 30 năm theo học.

Pha trà còn là cả một bộ môn nghệ thuật, cần được gìn giữ và lưu truyền

Trà len lỏi trong đời sống lao động, trong sinh hoạt gia đình, trong cung đình, trong mọi giới. Tuỳ vào hoàn cảnh khác nhau, mà trà được coi trọng và sử dụng phù hợp. Khi giản dị, khi lại cao sang.

Cách uống và cách pha trà cũng tuỳ vào thực tế mà có những thay đổi khác nhau. Lúc thì đơn giản, nhưng lúc lại được nâng lên tầm đạo, tầm nghệ thuật thưởng trà. Chính vì vậy, với các nghệ nhân, mong muốn của họ là được đưa nghệ thuật trà Việt đi xa hơn.

Gìn giữ văn hoá thưởng trà của người Việt

Thưởng trà, không đơn thuần chỉ là thỏa mãn nhu cầu uống, mà nó còn là một nghệ thuật văn hóa, nét đẹp truyền thống, cần được tiếp tục gìn giữ, và lưu truyền, cho nhiều thế hệ mai sau.

Giữa bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hôm nay, việc tìm về và khẳng định lại những giá trị truyền thống luôn là điều nhân văn, ý nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Sĩ tử 2” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám tái hiện hình ảnh sinh động và gần gũi của sĩ tử trong những ngày ôn thi căng thẳng.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang, trách nhiệm” được Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 19/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Võ Hạ Trâm, Đức Tuấn...miệt mài tập luyện và bày tỏ niềm vinh dự khi được góp mặt biểu diễn trong chương trình Chính luận nghệ thuật "Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm".

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ khắc họa lịch sử 100 năm nền báo chí nước nhà gắn liền với từng giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19/6/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Triển lãm chuyên đề ngành gốm sứ - sơn son thếp vàng năm 2025 giới thiệu trên 320 mẫu sản phẩm sáng tạo và độc đáo từ các nghệ nhân, nhà thiết kế trẻ của Hà Nội.