Hà Nội dẫn đầu về chất lượng giáo dục mầm non
Chiều 2/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự và phát biểu tại hội nghị.
Sau 7 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025, Hà Nội đã khẳng định vị thế tiên phong về chất lượng giáo dục mầm non vượt trội. Với quy mô lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 1/10 tổng số trường mầm non toàn quốc, Hà Nội luôn ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục mầm non; tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 59,1%, vượt 9,1% so với chỉ tiêu đề án.
Thành phố đã và đang triển khai hiệu quả nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; 100% trẻ mầm non được tổ chức ăn bán trú tại trường và được theo dõi sức khỏe định kỳ, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề về thể chất; Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đạt 94%.
Biểu dương những thành tích nổi bật mà giáo dục mầm non Hà Nội đã đạt được khi thực hiện Đề án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cũng đề nghị ngành Giáo dục và các địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm khắc phục một số hạn chế, khó khăn. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng đội ngũ về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng mềm; từng bước đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục mầm non,…
Thành phố đang quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, song không để gián đoạn các hoạt động giáo dục, đồng thời, vẫn đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho công tác phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0