Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập

Hà Nội dự kiến thu học phí năm 2024 với mức từ 24.000 -217.000 đồng một tháng, tương tự ba năm trước giảm tới một nửa so với mức HĐND TP Hà Nội đã thông qua.

Nội dung này được nêu trong dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, công bố ngày 25/3.

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố được áp dụng từ năm học 2023-2024. Mức học phí này thấp hơn mức học phí hiện hành mà HĐND TP Hà Nội đã thông qua ngày 4/7/2023 và giảm tới gần một nửa so với mức 50.000 – 300.000 đồng một tháng thông qua vào năm 2022. Theo đề xuất, học sinh bậc tiểu học sẽ được miễn học phí.

Học phí năm học 2023-2024 dự kiến có 6 mức (đơn vị: đồng/học sinh/tháng)

Thành phố ước tính tổng học phí thu theo mức dự kiến khoảng 1.511 tỷ đồng, giảm 1.279 tỷ đồng so với mức trước đó. Đề xuất điều chỉnh học phí này sẽ được trình HĐND thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp chuyên đề ngày 29/3.

Năm học này, Hà Nội có khoảng 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông, đông nhất so với các tỉnh thành trong nước. Ngoài Hà Nội, hầu hết các địa phương phải điều chỉnh khung học phí đã thông qua năm ngoái. Một số tỉnh, thành miễn toàn bộ học phí phổ thông là: Quảng Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM miễn học phí đến cấp THCS.

Tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục, để “không ai bị bỏ lại phía sau” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đó là mục tiêu mà thành phố Hà Nội đang hướng tới. Theo Ông Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ, miễn giảm học phí ảnh hưởng tích cực, tác động nhiều hay ít tùy vào đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu đồng bộ, để không gây tác động tới các lĩnh vực khác.

Ảnh minh họa

Năm học 2023-2024, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức áp dụng mức thu học phí mới. Năm nào, vấn đề học phí cũng khiến không ít bậc cha mẹ học sinh lo lắng. Tuy nhiên, việc Hà Nội áp dụng mức thu bằng mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ khiến các bậc phụ huynh học sinh bớt căng thẳng, thể hiện tính nhân văn của một chủ trương lớn trên địa bàn thành phố. Năm học 2022-2023 trước đó, trong bối cảnh ngân sách hạn chế, thành phố Hà Nội vẫn kiên trì chủ trương ưu tiên cao nhất cho việc học tập của con em nhân dân Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.