Hà Nội: hơn 106.000 thí sinh làm thủ tục thi vào 10

Năm nay, 100% học sinh được yêu cầu có mặt làm thủ tục dự thi, tránh trường hợp đến nhầm điểm thi vào ngày thi chính thức.

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sáng 7/6, 106.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 có mặt tại điểm thi vào 9h để thực hiện các thủ tục cần thiết và nghe phổ biến quy chế thi.

Năm nay, Sở yêu cầu các trường quán triệt 100% học sinh dự thi có mặt, tránh trường hợp học sinh bỏ ngày làm thủ tục, dẫn tới việc đến nhầm điểm thi vào ngày thi chính thức.

Các thí sinh có mặt tại điểm thi để thực hiện các thủ tục cần thiết và nghe phổ biến quy chế thi.

Theo quy định, học sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat địa lý Việt Nam được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Đây là lần đầu tiên quy chế thi quy định rõ các vật dụng cấm mang vào phòng thi, gồm: giấy than; bút xóa; đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Ban Chỉ đạo thi yêu cầu từng điểm thi phải xây dựng kế hoạch coi thi cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, bảo đảm chủ động kiểm soát tình hình, xử lý tốt các tình huống, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/6. Sáng 8/6 thí sinh thi ngữ văn, chiều 8/6 thi ngoại ngữ và sáng 9/6 thi toán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.