Hà Nội xem xét cho phép xây công trình tạm ven sông
Cụ thể, thành phố cho phép xây dựng công trình tạm trên đất bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để phục vụ sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm; ưu tiên trồng các loại cây chịu úng, cây bản địa như hoa màu ngắn ngày, dược liệu, rau quả.
Người sử dụng đất được xây công trình như lán trại, sơ chế, khu sinh thái, trưng bày… từ 15 đến 100 m², tối đa 15% diện tích đất. Việc sử dụng phải có phương án được chính quyền phê duyệt, xây ngoài hành lang thoát lũ, không san lấp bãi và phải tự tháo dỡ khi hết thời hạn thuê.
Dự thảo Nghị quyết dự kiến được xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2025 của HĐND TP. Hà Nội, dự kiến tổ chức vào tháng 7. Đây là bước đi quan trọng nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái và du lịch bền vững tại Hà Nội.


Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
0