Hiểm họa khôn lường từ súng tự chế, vũ khí thô sơ
Một nam thanh niên 30 tuổi trú tại thôn 14, xã Đăk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vừa tự chế tạo súng hơi, trong quá trình lắp ráp thì bị cướp cò, viên đạn bắn vào mặt mình. Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng và mất nhiều máu, nên đã tử vong. Hay một số đối tượng khác sử dụng súng tự chế để gây thương tích cho người khác.
Người dân càng ngày lo ngại, bất an trước tình trạng mua bán, sử dụng vũ khí tự chế công khai trên các trang mạng xã hội như hiện nay. Chỉ cần gõ “bán súng tự vệ”, hay “bán súng tự chế” hàng nghìn kết quả ngay lập tức hiện ra.

Không chỉ súng tự chế, các loại vũ khí thô sơ như dao găm, kiếm, giáo mác, mã tấu là những hung khí phổ biến hiện nay thường được các nhóm đối tượng thanh thiếu niên sử dụng. Mỗi khi có mâu thuẫn, hay chỉ đơn giản tụ tập, lạng lách đánh võng các đối tượng đều đem theo hung khí như thế và sẵn sàng lao vào nhau ẩu đả dẫn tới thương tích, thậm chí là án mạng.
Đáng báo động là những hành vi này đang trở thành một trào lưu của giới trẻ hiện nay. Một trong những nguyên nhân được lực lượng chức năng đề cập đến, đó là chế tài xử lý hành vi vi phạm có liên quan đến việc tàng trữ, sử dụng các loại hung khí nguy hiểm vẫn chưa đủ sức răn đe, do đó các đối tượng vẫn nhởn nhơ dẫn đến hệ lụy phức tạp về tình hình an ninh trật tự đường phố thời gian qua.

Bên cạnh việc tuyên truyền các quy định của pháp luật, để ngăn chặn tội phạm liên quan đến vũ khí thô sơ, súng tự chế, công tác vận động, thu hồi vũ khí cũng đang được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Để có thể ngăn chặn triệt để tình trạng này, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thường xuyên nội dung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đến với mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hội. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để có chế tài xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm để răn đe, ngăn chặn kịp thời.


Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.
Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.
Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.
37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.
Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.
0