Hiểu rõ hơn về 'Quỹ phát triển nhà ở Quốc gia'
Hiện tại, chính sách phát triển nhà ở xã hội gặp rất nhiều rào cản. Vốn ít, thủ tục phức tạp, doanh nghiệp không mặn mà vì lợi nhuận không hấp dẫn. Trong khi nhu cầu nhà ở giá rẻ, nhà ở cho thuê đang tăng chóng mặt, nhất là ở các đô thị lớn, khu công nghiệp.
Mục tiêu và mô hình của quỹ nhằm ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi. Quỹ sẽ hoạt động độc lập với ngân sách Nhà nước, không gây gánh nặng cho chi tiêu công nhưng vẫn tận dụng được nguồn vốn từ các ngân hàng chính sách, định chế tài chính đang có. Quỹ phát triển nhà ở Quốc gia có hai cấp, gồm cấp Trung ương do Bộ Xây dựng quản lý và cấp địa phương, do UBND cấp tỉnh/thành quản lý.
Theo kế hoạch, đến năm 2030 sẽ xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đây là một mục tiêu lớn, nhưng nếu Quỹ phát triển nhà ở Quốc gia ra đời và hoạt động hiệu quả thì sẽ góp phần quan trong để hiện thực hóa mục tiêu này.


Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
0