Hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp bộ máy
Theo Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị), Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nên mở rộng đối tượng điều chỉnh theo hướng áp dụng cho tất cả mọi đối tượng trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, người lao động trong khu vực công, khu vực tư kể cả cán bộ công chức, viên chức.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, phát biểu: "Bản thân cán bộ công chức, viên chức cũng là người lao động và cũng có thể thất nghiệp khi thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng cần được pháp luật bảo vệ và được thực hiện các chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp khi vì lý do nào đó mặc dù còn khả năng lao động nhưng phải rời khỏi công vụ. Do vậy, chính sách việc làm quy định trong Dự thảo Luật này cần quan tâm đội ngũ này."
Trong thời kỳ công nghệ, số lượng người mất việc do trí tuệ nhân tạo, AI, rô-bốt, tự động hóa ngày một tăng. Các đại biểu đề nghị đưa những người này tham gia chính sách hỗ trợ lao động.
Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, cho ý kiến: "Nhóm lao động bị mất việc vì chuyển đổi công nghệ là một dạng lao động dễ tổn thương mới. Từ đó tôi kiến nghị sửa đổi theo hướng làm rõ việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, đào tạo lại cho người lao động bị ảnh hưởng do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Bổ sung một khoản riêng là: Có chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi công nghệ, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, nhằm đảm bảo khả năng thích ứng và chuyển đổi việc làm."
"Tôi đề nghị xem xét bổ sung hỗ trợ đào tạo kỹ năng số, kỹ năng xanh vào mục hỗ trợ đào tạo từ Quỹ tại Điều 39, 41 để Người Lao động thích ứng với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và già hóa dân số." - Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đề nghị.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cho rằng: Việc làm là một trong ba trụ cột phát triển bao trùm và bền vững. Do vậy, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần rà soát, tổng hợp, cân nhắc các nội dung các đại biểu nêu.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội, phát biểu: "Rà soát lại các quy định về các cơ sở dữ liệu về việc làm, các điều kiện để hưởng các chính sách, bổ sung các đối tượng để hưởng các chính sách trong đó vấn đề vay vốn, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng nghề phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và việc thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn bộ máy tinh, gọn, mạch, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả."
Dự kiến, sau khi chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ được các đại biểu bấm nút thông qua vào chiều ngày 11/06/2025 – ngày đầu tiên của đợt 2, Kỳ họp Quốc hội thứ 9, Quốc hội Khóa XV.


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0