Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Hệ thống thông tin sẽ đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội và Cần Thơ, bảo đảm phân tải, vận hành liên tục 24/7.
Hiện tại, hệ thống đang quản lý dữ liệu gần 100 triệu thửa đất, nên hạ tầng số phải được đầu tư, đáp ứng nhu cầu của số lượng người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin dự kiến rất lớn, lên tới hàng triệu lượt. Hạ tầng kỹ thuật số về dữ liệu đất đai phải phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, hướng tới hỗ trợ các giao dịch điện tử về đất đai. Hệ thống dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác vào năm 2025, do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản trị, quản lý, vận hành, có thể chia sẻ cho các địa phương.


Dự thảo Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi có thể giúp tăng nguồn lực và hiệu lực quản lý về đất đai.
Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh "ôm đất chờ thời".
Nhà đất thổ cư đang trải qua giai đoạn giao dịch trầm lắng kéo dài, song một số bộ phận môi giới vẫn liên tục đẩy giá phân khúc này lên cao phi lý.
Tình trạng hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp bị đổ trộm phế thải, sau đó san lấp mặt bằng một cách công khai tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai đang diễn ra cả ngày lẫn đêm.
Khu đất đường Hoàng Xá, thị trấn Quốc Oai, TP. Hà Nội đã bị các hộ dân lấn chiếm, quây tôn thành cửa hàng kinh doanh, điểm tập kết vật liệu xây dựng.
Xử lý quyết liệt, triệt để thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tiếp tay cho vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ là biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý đất đai thời điểm này.
0