Học sinh lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Suốt 10 năm qua, cứ vào 7 giờ sáng Chủ nhật hàng tuần, cô giáo Lê Thúy Nga - Trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) lại đến địa điểm quen thuộc - Công viên Thống Nhất hoặc bờ hồ Thiền Quang, để tham gia hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh" cùng học sinh và tình nguyện viên tham gia nhặt rác, làm sạch môi trường.
Hoạt động dọn dẹp định kỳ tại Công viên Thống Nhất của cô Nga và học sinh không chỉ dừng lại ở một khu vực cố định, mà còn lan tỏa khắp các hướng. Học sinh cẩn thận nhặt từng hộp xốp, lon nước, túi nilon, mỗi người một góc nhưng cùng chung mục tiêu: trả lại không gian xanh sạch cho thành phố.
Cô giáo Lê Thúy Nga cho hay: "Hàng sáng Chủ nhật, các con theo cô và phụ huynh đi nhặt rác, dần dần, các con thấy thú vị và vui khi khoe mình nhặt được chai lọ, hộp xốp… Nhìn thấy rác nhiều, các con dần hình thành ý thức giảm rác, giữ gìn môi trường sạch đẹp".
Em Đặng Hương Giang, học sinh lớp 7A6 - Trường THCS Vân Hồ chia sẻ: "Tham gia hoạt động này, con cảm thấy mình đã góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường, giúp công viên sạch đẹp hơn".
Việc tổ chức các tiết học thực tế về bảo vệ môi trường không chỉ giúp học sinh hình thành ý thức tự giác và trách nhiệm, mà còn tạo nền tảng cho việc xây dựng một thành phố xanh - sạch - đẹp - văn minh một cách bền vững.
Cô giáo Lê Thị Lâm - Hiệu trưởng Trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, giúp học sinh có nhận thức rõ ràng về 'Ngày Chủ nhật xanh'. Các con không chỉ tập trung làm sạch công viên hay khuôn viên trường học, mà còn biết giữ gìn vệ sinh tại khu dân cư. Điều này không chỉ giúp môi trường quanh ta luôn sạch sẽ mà còn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh".


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0