Học sinh lớp 12 tại Hà Nội thi thử tốt nghiệp THPT

Sáng 5/4, hơn 116 nghìn học sinh lớp 12 tại Hà Nội đã tham dự kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng toàn thành phố. Đây được coi là cuộc tập dượt của học sinh và giáo viên các nhà trường cho kỳ thi chính thức sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới. Đồng thời, kết quả kiểm tra sẽ là căn cứ để các nhà trường điều chỉnh hoạt động dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 thêm hiệu quả.

Toàn thành phố có 273 điểm trường tổ chức khảo sát, với hơn 116.000 học sinh, bao gồm cả học sinh trường công lập, tư thục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Trong hai ngày, mỗi học sinh làm bốn bài kiểm tra, gồm: Ngữ văn, Toán, Tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội và Ngoại ngữ.

Không chỉ tạo cơ hội cho học sinh làm quen với kỳ thi thật mà còn là cơ hội để cán bộ, giáo viên các nhà trường tập dượt về kỹ năng, kinh nghiệm làm thi, nên mọi khâu của kỳ kiểm tra được tổ chức theo quy chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tại điểm kiểm tra trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, 7h sáng các em học sinh có mặt.

7h sáng tại điểm kiểm tra trường THPT Phan Đình Phùng, các em học sinh có mặt và tranh thủ xem lại bài. Xác định là kỳ tập dượt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, song đa phần các em đều có sự chuẩn bị nghiêm túc.

Kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng toàn thành phố là cơ hội để cán bộ, giáo viên các nhà trường tập dượt về kỹ năng, kinh nghiệm làm thi.

Được duy trì tổ chức trong nhiều năm qua, kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố đã góp phần cải thiện chất lượng tốt nghiệp THPT tại Hà Nội. Một kỳ thi an toàn, nghiêm túc và chất lượng đang là mục tiêu để các trường THPT và toàn ngành giáo dục Thủ đô nỗ lực thực hiện, từ những giải pháp cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.