Học sinh tận dụng kỳ nghĩ lễ để ôn thi vào 10
Sau bữa cơm vội vã, Lê Thu Hương, học sinh lớp 9 Trường THCS Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại bắt tay ngay vào việc ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10 công lập. Nhiều hôm khi đứng dậy, đồng hồ đã chỉ một đến hai giờ sáng. Dù dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có tới 5 ngày, nhưng Hương và gia đình đã gác lại kế hoạch đi chơi để tập trung vào việc học, với mong muốn đỗ vào nguyện vọng mà mình đăng ký.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2024 - 2025 sẽ được diễn ra, nên giống như Thu Hương, những ngày này, Quang Minh cũng gác lại những sở thích thường ngày để quyết tâm vượt vũ môn. Đối với Minh, chính 5 ngày nghỉ dịp 30/4 và 1/5 sẽ là quãng thời gian cần thiết để có thể tổng hợp lại kiến thức, bổ sung những nội dung mà mình chưa thật tự tin.
Năm 2024 là năm cuối học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp 10 THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Đồng hành cùng học sinh trong giai đoạn nước rút, các bậc phụ huynh cũng thường xuyên quan tâm, giúp các em có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi quan trọng này.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học tới, các trường THPT sẽ tuyển hơn 110.000 học sinh. Trong đó, các trường THPT công lập tuyển 81.200 em, các trường THPT tư thục, tuyển vào trung tâm GDNN - GDTX, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 51.800 học sinh.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0