Học sinh thi THPT chuyên sẽ thay đổi theo chương trình mới
Mong muốn được vào chuyên Sử trường THPT Hà Nội Amsterdam, em Đoàn Khánh Vy đã dành thời gian để đi học thêm môn Lịch sử mỗi tuần, và mỗi ngày dành 1 tiếng đồng hồ để học thêm. Nhưng giờ phải thi cả tổ hợp Lịch sử - Địa lý đã khiến em khá lo lắng.
Đoàn Khánh Vy, Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, TP. Hà Nội chia sẻ: "Khá nhiều khó khăn khi áp dụng cả hai phân môn, vì chuyên thì chỉ chuyên một môn thôi, mà giờ học thêm cả môn Địa nữa thì khá khó khăn. Gấp đôi lên như thế thì áp lực lên gấp đôi".
Trước thông tin thay đổi, Phạm Phú Minh cùng bố của mình đã phải ngồi lại để cùng tìm hiểu thông tin, cũng như tính phương án thi cho mình. Minh cũng mong muốn sẽ học chuyên, nhưng giờ em cần phải thi theo tổ hợp khiến em khá ái ngại về những môn còn lại em không được giỏi hẳn.
Em Phạm Phú Minh, Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội cho biết: "Thi tổ hợp cả ba môn Khoa học tự nhiên là Lý, Hóa, Sinh mà nếu phải thi cả ba môn như thế thì thời gian đầu tư phải nhiều hơn, sẽ khó hơn cho học sinh bọn con, con không biết làm thế nào cho tốt nhất".

Liên tiếp đoạt các giải thưởng về lĩnh vực Địa lý, em Nguyễn Khánh Huyền - học sinh trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội cũng mong muốn sẽ được tuyển vào trường chuyên với bộ môn Địa lý. Nhưng giờ đó là đơn môn trong tổ hợp Lịch sử - Địa lý. Do đó, em sẽ phải dự thi cả tổ hợp này để có thể vào chuyên.
Theo quy định mới, những thí sinh dự thi vào chuyên từ năm 2025 theo chương trình mới sẽ thi các tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội, thay vì chỉ thi đơn môn như trước kia, nghĩa là thay vì một môn thì các thí sinh sẽ phải dự thi cả 2 đến 3 đơn môn./.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0