Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 70 CLB sinh viên
Nhiều câu lạc bộ có đội ngũ Ban Chủ nhiệm năng động, tích cực, được đào tạo kỹ năng quản lý, làm việc nhóm và thành viên câu lạc bộ đông đảo như: Câu lạc bộ Khởi nghiệp VNUA, Sinh viên nghiên cứu khoa học, Du lịch VNUA.
Từ đó, các câu lạc bộ đã góp phần tạo ra môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, lợi ích thiết thực để sinh viên phát triển, rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt.
Với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, những năm qua Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực, nâng cao môi trường giảng dạy, học tập và hỗ trợ sinh viên.

Năm học 2024 - 2025, Học viện dành gần 20 tỷ đồng cho hoạt động Câu lạc bộ, sinh viên nghiên cứu khoa học và hệ thống Tutor thông qua các đề án, kế hoạch.
Các đề án, kế hoạch có thể kể đến như: Đề án thành lập trên cơ sở tổ chức lại và quản lý hoạt động khối câu lạc bộ sinh viên, Đề án tổ chức tuyển chọn sinh viên, nhóm sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học, Kế hoạch tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn 2024”.

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhiệm vụ giáo dục đại học không chỉ là truyền thụ và tạo ra tri thức, mà còn là nơi phát hiện năng lực, bồi dưỡng các giá trị, tạo nền tảng để cá nhân được phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0