Khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU
Trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hoà Pháp, sáng 11/6 (giờ địa phương), tại thủ đô Paris, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp.
Trên nền tảng phát triển tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam – Pháp, quan hệ kinh tế kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển giữa hai nước luôn là trụ cột quan trọng. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư và là nhà đầu tư lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng đều qua các năm, nhất là những năm gần đây. Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Tuy nhiên tiềm năng, dư địa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn và chưa xứng với quan hệ hai nước. Do đó, thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất triển khai và khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; thúc đẩy thương mại đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực bên này có khả năng, lợi thế và bên kia có nhu cầu.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực mà bên này có thế mạnh, bên kia có nhu cầu, bằng các dự án cụ thể như: hợp tác liên quan trí truệ nhân tạo; nghiên cứu, sản xuất chíp bán dẫn; công nghệ thông tin; các dự án giao thông, logictics; chống biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao; chuyển đổi năng lượng; hợp tác trong xây dựng đô thị, kiến trúc; giao lưu văn hoá, du lịch, công nghiệp văn hoá; phát triển không gian biển, không gian vũ trụ, không gian ngầm…
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Pháp tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam; tăng cường chuyển giao khoa học, công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; sử dụng các sản phảm đầu vào của Việt Nam. Thủ tướng cũng khẳng định và kêu gọi với truyền thống lịch sử lâu đời, doanh nghiệp và nhân dân hai nước tiếp tục phát huy để hợp tác giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả; góp phần cho hai nước phát triển xanh, nhanh, bền vững, ngày càng hùng cường, thịnh vượng như mong muốn của nhân dân hai nước.
Tại diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp hai nước đã trao 6 bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, công nghệ, dược, vận tải, năng lượng. Trong đó có các thoả thuận có giá trị lớn, quan trọng như: Tập đoàn ING LLC thỏa thuận tài trợ vốn trị giá 1,5 tỷ USD cho dự án tàu bay thân hẹp Vietnam Airlines. Tập đoàn FPT Việt Nam và Tập đoàn AIRBUS trao thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số, mở ra cơ hội để FPT tham gia vào các dự án công nghệ thông tin toàn cầu của Airbus.
Sau khi kết thúc các hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, vào lúc 19 giờ 35 phút tối 11/6 (giờ địa phương), tức 0 giờ 35 phút sáng 12/6 (giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arlanda ở Stockholm, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển từ ngày 12 - 14/6 theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển.


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0