Khi nào thì học sinh THCS, THPT được nghỉ học?
Trong khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
Với quy định này, việc quyết định cho phép học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng sẽ do Giám đốc Sở GD&ĐT của từng địa phương quy định. Theo quy định của nhiều Sở GD&ĐT khu vực phía Bắc, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Nếu trời rét dưới 7 độ C, học sinh các trường THCS, THPT sẽ được nghỉ, học tại nhà.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường duy trì việc theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình "Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội vào 6h sáng hằng ngày.
Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cũng thông báo đến toàn thể phụ huynh, các trường học cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ tránh rét khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C. Còn với bậc THCS và THPT được nghỉ khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Đồng thời lưu ý các trường không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Các trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày trời rét, đồng thời tăng cường kiểm tra và sửa chữa kịp thời cửa các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Tỉnh Phú Thọ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất ngoài trời khu vực Phú Thọ dưới 10 độ C, học sinh THCS, THPT nghỉ học khi nhiệt độ thấp nhất ngoài trời dưới 7 độ C.
Địa phương hướng dẫn các trường học theo dõi diễn biến của thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng” của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng lúc 6h15 và Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ hàng ngày để chủ động thông báo đến phụ huynh cho học sinh tạm nghỉ học.
Bắc Giang yêu cầu các trường chủ động ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại, thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời được phát tại các Bản tin dự báo thời tiết trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang vào khoảng 6h hàng ngày.
Căn cứ vào thời tiết thực tế tại mỗi địa phương, các nhà trường được phép chủ động cho học sinh nghỉ học (mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống; THCS nghỉ học khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống). Các trường thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh học sinh qua các phương tiện liên lạc.
Còn tại tỉnh Nam Định quy định, trẻ em mầm non nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ. Học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Còn bậc THCS, THPT chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C. Đồng thời cũng yêu cầu các trường trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến trường muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0