Khó chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội
Chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên sang làm nhà ở xã hội từng được xem là giải pháp trúng “hai đích”: vừa tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vừa tránh lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng này có kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách và thủ tục chuyển đổi.
Dù nhận được đồng thuận cao nhưng nhiều tháng sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vẫn chưa có tòa nhà tái định cư nào được chuyển đổi. Khó khăn dễ nhìn thấy là về diện tích xây dựng. Theo quy định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70 m², nhưng lại có tới gần 70% căn hộ tái định cư có diện tích lớn hơn.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành - cho hay: "Theo quy định, nhà ở xã hội có diện tích tối đa 70 m² nhưng nhà tái định cư thường có diện tích lớn hơn rất nhiều. Vậy nên khi chuyển đổi mục đích là rất khó".
Nhà tái định cư được xây dựng bằng ngân sách chịu sự quản lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy nên, muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán cần phải được định giá. Nhưng thực tế, chưa có quy định rõ ràng để các tổ chức thẩm định giá có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội - chia sẻ: "Việc chuyển vốn ngân sách có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp, cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được".
Ngoài ra, nhiều người có nhu cầu mua nhà cũng lo lắng về thời hạn nhà chung cư, tuổi thọ nhà, những tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng cho nhà ở xã hội.
Phát triển nhà ở xã hội là chủ trương đầy nhân văn khi chạm đến mơ ước an cư lạc nghiệp. Khó khăn trong chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội chỉ là một ví dụ khiến nguồn cung nhà ở xã hội năm 2024 chỉ đạt được 16% kế hoạch đề ra.


Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
0