Khởi tố nhóm đối tượng bán bằng PTTH và đại học giả

Ngày 26/6, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

6 đối tượng gồm Nguyễn Duy Quang (sinh năm 1989, ở phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội); Trương Bình Nguyên (sinh năm 1997); Lê Đình An (sinh năm 1997) cùng trú tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; Lê Đình Tiệp (sinh năm 1997, ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh); Bùi Văn Bình (sinh năm 1997, ở huyện Tân Yên, Bắc Giang); Nguyễn Đình Hoàng (sinh năm 1998, ở huyện Yên Thành, Nghệ An).

Trước đó, vào 13h ngày 28/5, tổ công tác Công an quận Nam Từ Liêm trong quá trình tuần tra kiểm soát trên địa bàn phường Xuân Phương phát hiện Nguyễn Duy Quang có biểu hiện nghi vấn nên đã kiểm tra và bắt quả tang đang giao hai bộ tài liệu trong đó có nhiều giấy tờ nghi vấn làm giả cho shipper đi vận chuyển.

6 đối tượng trong đường dây.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Duy Quang, công an thu giữ hai máy in, một máy tính, một máy photo, một máy ép plastic; 11 con dấu của các trường đại học, cao đẳng và văn phòng công chứng; 1.388 phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp đại học, bằng kĩ sư, bằng cử nhân, bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, giấy phép lái xe và 156 bộ văn bằng chứng chỉ giả đã hoàn thiện.

Quá trình điều tra xác định, từ tháng 6/2023, Nguyễn Duy Quang đã liên hệ với Trương Bình Nguyên để cùng nhau làm giấy tờ giả và rao bán trên mạng xã hội để kiếm lợi. Quang yêu cầu người mua chuyển khoản trước, khi nhận đủ số tiền thì Quang đã chuyển giấy tờ thông qua các dịch vụ giao hàng trên mạng. Sau mỗi lần giao dịch thành công, Quang đã chia cho Nguyên một nửa.

Đối tượng Nguyễn Duy Quang tại cơ quan công an.

Sau khi nhận 50% trên tổng số tiền do Quang chuyển lại, Nguyên chia cho các đối tượng trong nhóm theo tỷ lệ: Nguyên hưởng lợi 38%, Hoàng hưởng lợi 20%, An, Tiệp, Bình mỗi người hưởng lợi 14% trên số tiền mà Quang đã chia cho Nguyên.

Ngày 28/5, khi Quang đang giao giấy tờ giả cho shipper thì bị phát hiện, bắt giữ. Tại cơ quan công an các đối tượng khai nhận việc bán giấy tờ giả từ 1 triệu đến 3 triệu đồng trong đó, giá rẻ nhất là bằng tốt nghiệp THPT và cao nhất là bằng tốt nghiệp đại học. Từ tháng 6/2023 cho khi bị bắt giữ, các đối tượng đã bán hơn 1.000 văn bằng chứng chỉ giả, thu về hơn 1,5 tỷ đồng.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.

Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.

Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.

Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.

37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.

Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.