Không cấm nhu cầu chính đáng về dạy thêm, học thêm
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, môn thi bắt buộc trong các kỳ thi vào lớp 10, nhiều năm nay, cô Lương Thu Thủy luôn phải chú ý từng học sinh để củng cố kiến thức, thậm chí tranh thủ cả giờ giải lao để giải đáp mọi câu hỏi của học trò.
Cô giáo Lương Thu Thủy, Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội, cho hay: “Từ xưa đến nay thì nhu cầu học thêm là xuất phát từ nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Thầy cô đều dựa trên nguyện vọng đó để sắp xếp. Các con có thể được bồi đắp và phát huy thế mạnh, chỉnh sửa hạn chế. Các thầy cô được dạy thêm đó là nguyện vọng chính đáng, tạo thuận lợi cho học sinh”.
Theo quy định mới, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ áp dụng với các trường hợp sau: học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Bà Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, cho biết: “Tôi thấy đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp, bởi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng vào việc phát huy năng lực của học sinh. Muốn làm tốt việc này thì giáo viên phải đi sâu vào cá thể hóa. Tức là quan tâm tới khả năng, năng lực riêng biệt của từng học sinh. Ở Trường Trưng Vương thì mọi học sinh lớp 9 học kém đều được phụ đạo miễn phí”.
Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh yếu tố tự nguyện, tức là không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Ngoài ra, có quy định cụ thể về trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay: “Quy định chỉ nói là giáo viên công lập không tổ chức kinh doanh dạy thêm. Các thầy cô giỏi có nhiều học sinh mong muốn được học thêm không có gì ngăn cản, chỉ có yêu cầu là phải báo cáo hiệu trưởng rõ ràng, nếu có học sinh lớp mình thì báo cáo danh sách, cam kết không ép buộc, cam kết không đưa câu hỏi, bài tập dạy thêm vào đề kiểm tra đánh giá. Lần này chúng tôi muốn tập trung quản lý việc này, tất nhiên Bộ chỉ ra khung pháp lý, đặc biệt là sự giám sát của toàn xã hội là rất quan trọng”.
Về vấn đề giám sát việc dạy thêm, học thêm, Thông tư quy định việc giám sát không chỉ có ngành giáo dục hay chính quyền địa phương mà còn phải có giám sát toàn dân, của chính học sinh và phụ huynh trên cơ sở những quy định đã được ban hành.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0