Không để thiếu sách giáo khoa ở vùng bão lũ
Văn bản nêu rõ: thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Các địa phương cần kịp thời hỗ trợ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa bão sớm ổn định học tập, đồng thời thực hiện các giải pháp đảm bảo dạy học an toàn, hiệu quả.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị biên soạn, phát hành sách giáo khoa phải chủ động phối hợp với các địa phương để nắm bắt tình hình sách giáo khoa hư hại do mưa lũ để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho giáo viên, học sinh tổ chức dạy và học, không được để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung sách giáo khoa. Việc in sách giáo khoa bổ sung ưu tiên cho học sinh đầu cấp và cuối cấp.
Trong khả năng của đơn vị, các nhà xuất bản phối hợp với các Sở GD&ĐT chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh các gia đình chính sách, học sinh bị thiệt hại nặng nề do mưa, bão để sớm ổn định học tập.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các Sở GD&ĐT cùng các đơn vị triển khai thực hiện ngay các nội dung trên; báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc về Bộ để được hướng dẫn, giải quyết.

Tại Hà Nội, thống kê vào 6h30 sáng nay, 9/9, có 39 trường học chưa thể mở cửa trở lại do đang khắc phục hậu quả bão Yagi; trong số này, ở nội thành có Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THPT Chu Văn An, các trường còn lại nằm ở khu vực ngoại thành.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng ra văn bản yêu cầu các trường chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã đảm bảo các điệu kiện về an toàn sau bão.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0