Kiến trúc độc đáo của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trải qua hơn 1000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, trang nghiêm. Xây dựng trên khu đất hình chữ nhật dài 300m, rộng 70m, di tích được chia thành 5 lớp không gian.


Một điều tạo nên Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với hai chữ "độc đáo" đó là các công trình đều được làm bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang những nét đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, Nguyễn.
Năm 2010, 82 tấm bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Năm 2012, Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.


Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hoá lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.


UBND xã Bình Minh, huyện Thanh Oai sáng 8/6 đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố cho Nhà thờ họ Bùi, thôn Minh Kha, xã Bình Mình.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam đã ra đời cách đây gần 80 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc.
Vụ việc Ngai và triều Nguyễn và Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại cho thấy những lỗ hổng đáng lo ngại trong công tác bảo tồn, quản lý di sản.
Hà Nội - thành phố của những kiến tạo văn hóa, kiến trúc, ký ức không gian đô thị chất chồng, hiện diện trên từng góc phố, từng mái nhà.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
0