Kinh tế 2024 cần có đột phá, động lực mới

Ngày 2/3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng Hai năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng Hai và hai tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, các đại biểu thảo luận kỹ, phân tích tình hình, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tháng Ba và thời gian tới, phù hợp với nhiệm vụ đặt ra trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2024 – năm của tăng tốc, thực hiện thắng lợi kế hoạch năm năm 2021-2025. Trong đó, tập trung đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát, tăng trưởng, các cân đối lớn; tình hình an sinh xã hội; công tác đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng, an ninh; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng hệ thống chính trị; công tác đối ngoại…

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024

Thủ tướng lưu ý, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; tiếp tục làm mới các động lực cũ như ưu tiên cho tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ xu thế tăng, nhiều Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới có ý định đầu tư vào Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành cần nghiên cứu, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, tranh thủ cơ hội đón và “giữ chân” các nhà đầu tư. Thủ tướng nhấn mạnh phiên họp cần chỉ ra các bài học kinh nghiệm, các đột phá, động lực mới cho thời gian tới.

Tại phiên họp, Chính phủ đánh giá hai tháng, trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp và cả nước đã trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và khẩn trương bắt vào công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, tạo khí thế mới, động lực mới. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng Hai và hai tháng đầu năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt những kết quả tích cực, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Chính phủ đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn. Sức cầu của nền kinh tế còn yếu. Thị trường trái phiếu, bất động sản mặc dù đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều vướng mắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.