Kinh tế Đức suy giảm trong quý II/2024
Trong quý I năm nay, kinh tế Đức chỉ tăng 0,2% sau khi đã suy giảm 0,4% trong quý cuối năm 2023.
Sự trì trệ của kinh tế Đức, tức là thời kỳ tăng trưởng rất ít hoặc không tăng trưởng, đã diễn ra trong một thời gian dài. Kể từ sau quý III/2022, khi sản lượng kinh tế tăng 0,6%, đã gần hai năm nay tăng trưởng kinh tế Đức luôn ở mức dưới 0,5%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm kinh tế là sự kết hợp giữa các ảnh hưởng bên ngoài và các yếu tố bên trong. Đặc biệt, ngành công nghiệp, vốn đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, gần đây lại phát triển kém. Đơn đặt hàng và sản xuất suy giảm chủ yếu do nhu cầu từ nước ngoài ít hơn.
Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân tại Đức tiếp tục không đạt được kỳ vọng. Mặc dù các hộ gia đình có nhiều tiền hơn do tiền lương đang tăng nhanh hơn giá cả, nhưng thay vì chi tiêu, họ lại tiết kiệm nhiều hơn, chủ yếu do bất ổn chính trị vì những tranh chấp và mơ hồ trong chính sách kinh tế và tài chính.
Các nhà kinh tế học cho đến nay vẫn dự đoán kinh tế Đức sẽ tăng trưởng nhẹ trở lại trong năm 2024. Tuy nhiên, nhiều chỉ số ban đầu cho thấy tình hình kinh tế sẽ không cải thiện sau quý II/2024.


Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở 4,25 - 4,50%, mức đã được duy trì từ tháng 12/2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo cứng rắn đối với Đức liên quan đến việc quốc gia này cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/6 thông báo điều động thêm 2.000 binh sĩ đến khu vực Los Angeles, trong bối cảnh các cuộc biểu tình tại đây ngày càng căng thẳng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Moscow không coi bất kỳ hoạt động tái vũ trang nào của NATO là mối đe dọa đối với Nga.
0