Làm rõ cơ sở khoa học khi áp thuế với nước ngọt
Tiếp tục Phiên họp thứ 46, sáng 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đặt câu hỏi: Nếu đồ uống có đường, nhưng là đường không phát sinh năng lượng thì có bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Đưa ví dụ về nước uống Coca, theo ông Vinh, có hai loại là có đường và một loại khác là không đường (Coca light, sử dụng chất tạo ngọt nhưng không phát sinh năng lượng) - "Giả sử đánh thuế coca có đường, còn Coca light thì không, hoặc đánh thuế cả hai thì cần có cơ sở khoa học để giải thích", ông Nguyễn Đắc Vinh nêu câu hỏi.
Theo quy định của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Quy định đưa ra nhằm hạn chế tiêu dùng do lo ngại sử dụng sản phẩm sẽ có hại cho sức khỏe người sử dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá đầy đủ cơ sở khoa học đối với loại sản phẩm này.
Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho rằng: "Nếu chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học để cho rằng việc sử dụng đồ uống có đường gây tổn hại đến sức khỏe thì tôi ủng hộ việc đánh thuế. Nhưng vấn đề là ý kiến còn rất khác nhau do đây là vấn đề thuộc về khoa học chứ không phải vấn đề về quy định. Trường hợp đánh thuế làm rất rõ và giải trình rất rõ với Quốc hội cơ sở khoa học việc xác định đồ uống có đường có hại, cần có kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tiêu dùng cho nên phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, chỗ này phải lý giải".
Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội cho biết: “Đánh thuế vào đồ có đường sẽ tác động lên giá thành, giá bán sản phẩm, từ đó định hướng tiêu dùng của người dân sẽ chuyển sang những sản phẩm khác để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, ví dụ như nước mía hay là ăn chè đỗ đen hay nước ép hoa quả thì có đảm bảo là tỷ lệ béo phì nó giảm đi hay không?”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn thông tin, đối với nước giải khát có đường, chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 2012 mới chỉ có 15 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng đến nay, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng loại thuế này.
"Các nước đều đánh từ 20 - 40%. Bộ Y tế quan điểm đề xuất còn cao 40%. Bước đầu chúng ta thiết kế 8-10%, thời hạn 2027. Lộ trình như thế và mức thuế suất như vậy so với khu vực và thế giới là hợp lý", ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính lý giải.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thống nhất giữ mặt hàng này trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như dự thảo. Tuy nhiên, ông đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát để hoàn thiện giải trình, đảm bảo tính thuyết phục khi trình Quốc hội.
Theo nghị trình, chiều 13/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0