Lấy ý kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non
Theo đó, những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; các bước thực hiện đăng ký đánh giá ngoài; thành lập đoàn đánh giá ngoài; chế độ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài;
Cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; cấp Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia...
Ngoài ra, trong dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo Bãi bỏ một số điều của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non gồm: Điều 27, Điều 30, khoản 3 của Điều 17.
Về điều khoản chuyển tiếp: Đối với trường mầm non đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
Thời điểm thực hiện việc đánh giá thư viện trường mầm non áp dụng theo khoản 1 Điều 27 của Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian chuyển tiếp để thực hiện theo quy định từ khoản 18 đến khoản 25 Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Thông tư này không quá 03 năm (36 tháng) kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong thời gian chuyển tiếp, quy trình đánh giá, công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận và cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
Trong đó, thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài (tại khoản 2 Điều 29), cấp và thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 39) được phân cấp từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu lực văn bản dự thảo và thời gian góp ý đến hết ngày 12/08/2023.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0