Lê Bích - Hành trình nối dài di sản (ngày 13/5/2023)

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Bích là một nhiếp ảnh gia nặng lòng với Hà Nội, với anh thành phố hơn 1000 năm tuổi này mang một vẻ đẹp thân thương, đó là vẻ đẹp của sự gắn bó máu thịt. Gần 15 năm theo nghề, Lê Bích đã đi rất nhiều nơi, rong ruổi tìm kiếm những vẻ đẹp của cuộc sống. Đặc biệt anh đã có nhiều năm theo đuổi đề tài về các làng nghề truyền thống.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng lớn cho nghệ thuật Việt Nam qua nhiều thế hệ và được tái hiện sinh động trong hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn học, điện ảnh, âm nhạc... với lòng ngưỡng mộ và tinh thần bất diệt.

Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, phản ánh hình ảnh, đời sống văn hóa của con người Việt Nam từng thời kỳ, từng khu vực, ảnh hưởng bởi hai nền văn hóa Trung - Ấn thông qua nhiều hình thức, tạo hình đa dạng.

Khi trẻ em đến với di sản, cũng chính là lúc các giá trị truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng trong nước và quốc tế. Tại Hà Nội, nhiều khu di tích và di sản đang triển khai các chương trình “giáo dục di sản” hấp dẫn, thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh tham gia.

“Hiệp sĩ Dế Mèn” là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam được minh hoạ bằng AI. Cuốn sách được tác giả Lê Văn Thao chấp bút từ hai thập kỷ trước nhưng đến nay mới ra mắt độc giả, vì dù đã mời nhiều họa sĩ vẽ minh họa nhưng tác giả vẫn chưa tìm được một người đồng hành đủ duyên.

Nhóm nghệ thuật Đông Kinh Cổ Nhạc quy tụ các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội và những người yêu văn hóa truyền thống Việt Nam, họ gặp nhau trong đam mê gìn giữ âm nhạc cổ truyền và mong muốn lan tỏa những giá trị đẹp của di sản trong cộng đồng. Thông qua những buổi biểu diễn miễn phí, Đông Kinh Cổ Nhạc đã dày công phục dựng nguyên bản nhất có thể vốn âm nhạc cổ truyền dân tộc, từ không gian trình diễn cho tới lối đàn, lối hát nhạc cổ.

Múa rối nước - bộ môn nghệ thuật truyền thống độc nhất của Việt Nam không phải trên sân khấu thông thường. Sân khấu của múa rối nước chính là mặt hồ, mặt ao làng, nơi những con rối gỗ được các nghệ nhân điều khiển tài tình sau bức mành, tạo nên những hoạt cảnh sinh động, hài hước và giàu chất thơ.