Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5 của người lao động
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết. Trong những ngày lễ, Tết, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương và nếu những ngày nghỉ lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Năm 2024, Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 Âm lịch), rơi vào thứ Năm, ngày 18/4/2024 Dương lịch; đây là ngày làm việc trong tuần nên dịp này công chức, viên chức, người lao động được nghỉ một ngày.
Ngày Chiến thắng (ngày 30/4 Dương lịch) rơi vào thứ Ba, ngày Quốc tế lao động (ngày 1/5 Dương lịch) rơi vào thứ Tư. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên công chức, viên chức, người lao động không được nghỉ bù. Do đó, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ một ngày Chiến thắng và một ngày Quốc tế lao động; nghỉ từ thứ Ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 1/5/2024.

Chính vì vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng và ngày Quốc tế Lao động năm 2024, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ tổng cộng ba ngày.
Trường hợp người lao động làm thêm dịp nghỉ lễ vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% tiền lương; chưa kể tiền lương ngày lễ, đối với người lao động hưởng lương ngày. Tổng cộng người lao động đi làm thêm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động được nhận 400% tiền lương.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0