Lũ trên sông Hồng qua Hà Nội trên báo động 2 | Hà Nội tin mỗi chiều
Mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao. Sông Tích, sông Bùi trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy trên báo động 3 và đang có xu hướng tiếp tục lên.
Từ đêm ngày 10/9 và sáng 11/9, chính quyền thành phố Hà Nội đã tổ chức sơ tán toàn bộ người dân các phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, phường Phúc Xá, quận Ba Đình và các điểm dân cư ven sông Hồng đến nơi tạm trú, tránh lũ.
Với mực nước lũ đang tiếp tục lên cao, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất tại các khu vực ven sông là rất lớn. Các tuyến đê thuộc các quận, huyện như Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, và Đông Anh đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố cảnh báo mực nước lũ dâng cao sẽ gây ngập sâu tại các vùng trũng thấp, khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều khu dân cư. Điều này có thể đe dọa đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, cũng như tính mạng và tài sản của người dân.
Mưa lớn khiến nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê nhấn chìm nhà cửa, tài sản và đường sá. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức, mực nước sông Bùi đã trên mức báo động 3. Nước lên nhanh khiến đê Bùi 2 bị tràn, ngập 22 thôn của 8 xã. Số nhân khẩu dự kiến bị ngập khoảng 3.500 nhân khẩu, tương ứng 2.800 hộ.
Sống bên dòng sông Hồng, người Hà Nội đã chứng kiến nhiều trận lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong quá khứ, các trận lũ lớn nhất thường xảy ra vào mùa mưa, khi lượng mưa lớn từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng ngập úng nghiêm trọng. Hệ thống đê điều, được xây dựng từ hàng cả nghìn năm trước, đã đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dụ, kiểm soát dòng chảy sông Hồng, nhưng cũng nhiều lần hệ thống đê điều bị lũ lớn tàn phá.

Đặc biệt, trận lũ năm 1945 đã để lại dấu ấn sâu đậm, khi nước sông dâng cao bất thường, phá vỡ nhiều đoạn đê, gây ra lụt lội khắp các vùng ven sông Hồng, từ Hà Nội, Nam Định đến Thái Bình.
Nhìn lại lịch sử chúng ta không thể không nhắc tới trận lụt đồng bằng sông Hồng tháng 8 năm 1971. Theo số liệu thống kê thì đã có 594 người thiệt mạng, 1 huyện với 20 xã bị ngập hoàn toàn với tổng dân số khoảng 100.000 người bị ảnh hưởng nặng.
Về tài sản, trận lụt gây thiệt hại khoảng 70 triệu đồng theo thời giá bấy giờ. Đây được xem là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 250 năm qua ở miền Bắc Việt Nam, trong 100 năm qua ở vùng đồng bằng sông Hồng và đã đi vào ký ức không thể xóa nhòa của rất nhiều người dân sinh sống tại khu vực này.

Trận lũ lịch sử năm 2008 trên sông Hồng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đợt mưa lớn dẫn đến lũ được đánh giá là trận mưa kỷ lục nhất trong hơn 100 năm qua. Thiệt hại do trận lũ lụt gây ra rất lớn. Tại Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng, tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập lụt, các hồ chứa nước bị tràn. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 3000 tỷ đồng. Rất may mắn trong trận lũ này, nhiều gia đình chủ động trang bị đầy đủ đồ cứu hộ lũ lụt nên thiệt hại về người ở mức tối thiểu.
Theo các chuyên gia, lũ xảy ra trên sông Hồng thường do tổ hợp lũ của các sông Đà, sông Thao, sông Lô, phụ thuộc vào tình thế thời tiết gây mưa trên lưu vực. Nhờ những cải tiến về công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại, tình trạng lũ lụt dọc sông Hồng hiện nay đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng nguy cơ vẫn còn hiện hữu do biến đổi khí hậu và sự thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông.


Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân uỷ Trung ương; Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng GD-ĐT; Báo chí cổ vũ, hòa nhịp cùng sự phát triển Thủ đô... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
Ký hoạ chân dung bên Hồ Gươm là nơi những họa sĩ đường phố lặng lẽ vẽ chân dung du khách bằng cảm xúc và nét bút giản dị, giữa không gian cổ kính và nhịp sống rộn ràng.
Bến xe Hà Nội đồng hành cùng sinh viên nghỉ hè; Bất cập từ bãi trông xe trên đường Nguyễn Ngọc Vũ; Hai hồ nước sâu không biển cảnh báo, gây mất an toàn... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, hàng triệu sĩ tử trên cả nước sẽ chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT - một cột mốc quan trọng trên hành trình học tập của các em.
Tiếp sức đưa hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; Giá xăng dầu tăng mạnh, vượt mốc 21.000 đồng/lít; 150.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn nửa cuối năm;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội bắt đầu có mưa dông, cục bộ có nơi mưa to vào chiều tối và đêm nay.
0