Lưu ý cho thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào 10

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang đến gần, đây là thời điểm các em học sinh và cả các bậc phụ huynh giành nhiều sự quan tâm lớn đến việc lựa chọn nguyện vọng dự tuyển. Dưới đây là một số lưu ý giúp các thí sinh chuẩn bị tốt hơn khi đăng ký nguyện vọng tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập.

Năm nay, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1 và NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Cấu trúc đề thi năm nay gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu năm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo bốn cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo kế hoạch dự kiến, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội năm học 2024 - 2025 diễn ra trong hai ngày 8 và 9/6 với ba môn thi: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Học sinh Hà Nội ôn tập cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã sắp xếp để bảo đảm ở mỗi khu vực tuyển sinh cơ bản đều có các trường ở các nhóm khác nhau, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về vị trí địa lý và năng lực học tập, học sinh có thể lựa chọn trường để đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp.

12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội cụ thể như sau:

Khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ.

Khu vực tuyển sinh 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

Khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Khu vực tuyển sinh 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Khu vực tuyển sinh 6 gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Khu vực tuyển sinh 7 gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.

Khu vực tuyển sinh 8 gồm các huyện Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Khu vực tuyển sinh 9 gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.

Khu vực tuyển sinh 10 gồm quận Hà Đông và các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.

Khu vực tuyển sinh 11 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Khu vực tuyển sinh 12 gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Giáo viên Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập
Ảnh: Nguyễn Quang

Đăng ký nguyện vọng dự tuyển là một trong các khâu rất quan trọng của quy trình xét tuyển vào lớp 10, đòi hỏi sự ghi nhớ những điểm mới cũng như các quy định về nguyên tắc xét tuyển, cách sắp xếp nguyện vọng để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất của thí sinh. Việc được đăng ký tới ba nguyện vọng không phải là điểm mới song đây cũng là một thuận lợi mà học sinh cần tận dụng để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất. Tuy nhiên, các nguyện vọng phải sắp xếp theo thứ tự và bảo đảm "độ rơi" của điểm chuẩn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.