Mặt bằng cho thuê ế ẩm dịp giáp Tết
Phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi được mệnh danh là tuyến phố sấm uất, đắt đỏ của Thủ đô, thế nhưng trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm trước đây, hàng loạt cửa hàng khu vực trung tâm, vị trí đắc địa lại đang đóng cửa im lìm, hàng loạt những bảng biển “cho thuê cửa hàng” treo chi chít.

Ông Hồ Văn Lợi - Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho biết: "Ngày xưa thì không có cái nào trống. Một cửa hàng 20 – 25 triệu giờ chắc còn 12 - 15 triệu mà vẫn chưa có người thuê. Còn phía người đi thuê cũng có câu chuyện của riêng mình".
Cửa hàng chăm sóc móng tay của chị Nguyễn Minh Châu ở phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội giờ đây đã phải giảm đi hai cơ sở vì số lượng khách ít mà chi phí mặt bằng vẫn cao. Bài toán kinh tế đang mất cân đối, khó khăn chồng chất khó khăn.
Chị Châu chia sẻ: “Em cảm thấy ảnh hưởng còn nặng hơn đợt dịch ra. Tại vì bình thường là giờ này bọn em đông khách lắm rồi, làm còn không kịp, vẫn còn khách phải ngồi chờ. Năm nay đến giờ này vẫn chưa thấy khách đâu cả. Đây là cửa hàng thứ ba của bọn em chứ không phải một cửa hàng mà hai bên kia cũng ảnh hưởng không nhẹ từ đợt dịch. Cô chú cũng đã bớt cho rồi. Thật sự thì năm nay kém lắm”.

Tình trạng bán ế ẩm do kinh tế suy giảm, khách mua online nhiều. Phần lớn chủ hàng rút lui về những mặt bằng vùng ven hoặc trong hẻm để tiết kiệm chi phí. Nhiều cửa hàng đã tìm cách đẩy mạnh bán online, tuyển dụng nhân viên bán hàng có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến.
Ông Đồng Sỹ Cường - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Tôi thấy như những nhà xung quanh ngày xưa giá có khả năng vài chục triệu mà giờ có giảm đi 50% cũng khó có người thuê. Mà quần áo bán cửa hàng không lại được với bán trên mạng rồi.”
Theo nhiều chuyên gia, để nhà mặt phố cho thuê hết “ế ẩm”, bản thân chủ nhà và người thuê nên chủ động phương án ứng phó với các khó khăn chung và có biện pháp thích nghi với tình hình mới. Như vậy mới nhen nhóm được sự quay trở lại của thị trường cho thuê nhà mặt phố.


Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
Khu nhà ở xã hội gần Quốc lộ 18 được tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng tầng cao từ 18 lên 22 để đáp ứng nhu cầu đô thị.
Hà Nội đã cấp hơn 68.000 giấy chứng nhận đất gắn mã QR trong năm 2025, theo Luật Đất đai 2024.
0