Mặt bằng cho thuê trên phố vẫn vắng khách
Hàng loạt các con phố đắt đỏ nhất Hà Nội như phố Huế, Hàng Bông, Hàng Da, Thợ Nhuộm... tràn ngập những cửa hàng treo biển thanh lý trả cửa hàng và đóng cửa cho thuê. Kể từ sau dịch bệnh Covid-19, người dân ưa chuộng mua sắm trực tuyến và sự kích cầu của các sàn thương mại điện tử đã làm giảm phần lớn thị trường bán lẻ.
Trong đó phân khúc thời trang, mỹ phẩm, giải trí chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tình hình này đã diễn ra từ trước Tết Nguyên đán vài tháng, tình hình kinh doanh ế ẩm cộng thêm việc nhiều chủ nhà vẫn giữ giá thuê và tăng giá theo kì hạn khiến cho nhiều chủ kinh doanh càng thêm khó khăn dẫn đến buộc phải trả mặt bằng do không gồng gánh nổi. Bên cạnh đó nhiều mặt bằng phố chấp nhận bỏ không chứ nhất định không chịu xuống giá cũng là một trong những nguyên nhân lớn.


Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
Khu nhà ở xã hội gần Quốc lộ 18 được tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng tầng cao từ 18 lên 22 để đáp ứng nhu cầu đô thị.
Hà Nội đã cấp hơn 68.000 giấy chứng nhận đất gắn mã QR trong năm 2025, theo Luật Đất đai 2024.
0