Máy bay phản lực không người lái tốc độ cao

Máy bay Quarterhorse Mk1 được sản xuất bởi công ty Startup Hermeus của Mỹ. Đây cũng là chiếc máy bay đầu tiên do công ty này sản xuất được phép bay lên bầu trời.

Quarterhorse Mk1 là nguyên mẫu máy bay phản lực không người lái tốc độ cao mới vừa được công ty Hermeus giới thiệu tại nhà máy ở thành phố Atlanta.

Nhà sáng lập kiêm CEO của Hermeus là AJ Piplica cho biết các kỹ sư của công ty đã thiết kế và chế tạo chiếc máy bay này trong 204 ngày.

Đâyphiên bản thứ hai của máy bay Quarterhorse - nền tảng thử nghiệm tốc độ cao mà công ty đang phát triển cho mục tiêu hiện thực hóa chuyến bay gần đạt siêu vượt âm và có thể tái sử dụng vào năm 2026. Trước đó vào năm ngoái, công ty cũng đã tiến hành thử nghiệm trên mặt đất với phiên bản Mk0.

Cũng theo công ty, Quarterhorse Mk1 là một bước tiến hướng tới mục tiêu dài hạn của công ty đó là: chế tạo máy bay siêu vượt âm (nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên) đầu tiên có thể tái sử dụng. Mk 1 cũng là chiếc máy bay đầu tiên do Hermeus sản xuất bay lên bầu trời. Các chuyến bay thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng cất cánh tốc độ cao và hạ cánh dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Edwards cuối năm nay. Công ty đang hợp tác với Đơn vị Đổi mới Quốc phòng để chứng minh khả năng di chuyển tốc độ cao thông qua nguyên mẫu máy bay này.

Công ty Hermeus cũng thông báo, phiên bản tiếp theo là Quarterhorse Mk2, cũng sẽ được ra mắt trong thời gian tới. Nó sẽ có động cơ còn nhanh hơn và đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh. Mk2 dự kiến trang bị động cơ Pratt & Whitney F100 và bay với tốc độ siêu thanh vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đi du lịch bằng tàu hỏa có thể giúp du khách tiết kiệm tới 40% chi phí vé so với máy bay trong mùa du lịch hè năm nay.

Một chiếc máy bay đã gặp sự cố nghiêm trọng khi trượt khỏi đường băng tại Sân bay quốc tế Boston Logan (Mỹ) vào ngày 12/6.

Giới chuyên gia đã liệt kê một số giả thuyết dẫn đến việc chuyến bay AI171 của Hãng Air India rơi xuống đất chỉ sau chưa đầy một phút cất cánh từ sân bay Ahmedabad.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã cấp phép sản xuất hàng loạt cho thủy phi cơ AG600 tại Chu Hải, Quảng Đông vào ngày 11/6.

Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó mưa, lũ, đảm bảo vận hành chạy tàu an toàn trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 1 (Wutip).

Đoàn tàu Hoa Phượng Đỏ đã có 263 chuyến tàu, vận chuyển hơn 142.000 hành khách với doanh thu vượt 14 tỷ đồng, trong tháng 5/2025.