Mỹ viện trợ quân sự gần 400 triệu USD cho Ukraine

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gói hỗ trợ bao gồm đạn cho tổ hợp HIMARS, đạn pháo 105 và 155 mm, tên lửa chống tăng Javelin, AT-4 và TOW, thiết giáp kháng mìn và nhiều loại khí tài, thiết bị khác.

Gói viện trợ được triển khai theo Quyền Điều chỉnh Nguồn lực Tổng thống (PDA), đạo luật cho phép chính phủ Mỹ rút trực tiếp vũ khí trong kho để chuyển cho đối tác trong trường hợp khẩn cấp mà không cần Quốc hội thông qua.

Lầu Năm Góc cho biết đây là lần thứ 66 cơ quan này rút thiết bị quân sự từ kho dự trữ để chuyển cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh gói viện trợ sẽ được triển khai “nhanh nhất có thể”.

Washington công bố gói viện trợ trong lúc gần 6 tỷ USD còn lại trong ngân sách hỗ trợ Kiev theo Quyền Điều chỉnh Nguồn lực Tổng thống (PDA) có thể hết hạn vào cuối tháng 9, trừ khi được Quốc hội Mỹ gia hạn thẩm quyền sử dụng. Mỹ là bên hậu thuẫn Ukraine mạnh mẽ nhất trong xung đột, đã cung cấp cho Kiev khoảng 175 tỷ USD viện trợ tài chính và quân sự kể từ đầu chiến sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.

Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.

Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.