Nâng cao chất lượng học tiếng Anh: Thầy giỏi, trò mới tốt
Cụ thể hóa nội dung này, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội xác định, điều kiện quan trọng nhất và cần làm trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, bởi muốn có trò giỏi, thầy phải giỏi.
Tiết tiếng Anh do cô giáo trường THPT Phan Đình Phùng dạy tại trường THPT Tân Lập đã cuốn hút các em học sinh, cùng các đồng nghiệp của trường bạn, bởi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hay trong giảng dạy môn học tiếng Anh.
Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa của phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội triển khai từ năm 2022, nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, quản lý giữa các trường khu vực nội thành với các trường khu vực ngoại thành, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó có môn tiếng Anh.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng tổ chức các khóa đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên tiếng Anh ở trong nước và nước ngoài.
Năm 2024, đã có 1.900 giáo viên tiếng Anh tham gia khóa đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế. Điểm mới của khóa đào tạo là ngoài 400 tiết học chính thức, các học viên còn được hỗ trợ chuyên môn từ nhóm giáo viên đã từng tham gia các khóa bồi dưỡng trước.
Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết: "Chúng tôi đã thành lập những câu lạc bộ cốt cán, đặc biệt là các câu lạc bộ tiếng Anh mà ở đó các cô giáo, thầy giáo đã đạt chuẩn ngoại ngữ được đào tạo ở nước ngoài về. Họ hoạt động hoàn toàn tình nguyện, giúp đỡ các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng như mong muốn, từ đó có thêm kiến thức nhằm giảng dạy học sinh và đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn hiện nay".
Thời điểm này, môn tiếng Anh cũng đang được lựa chọn là một trong ba môn dự thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT tại Hà Nội. Các tiết dự thi đều được đánh giá cao, khẳng định những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo viên giảng dạy môn học tiếng Anh.
Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ, những cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất, điều chỉnh trong cơ chế, chính sách,… cũng đang góp phần từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong các trường học tại Hà Nội.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0