Nâng cao kiến thức phòng, chống đột quỵ tại cộng đồng

Nâng cao kiến thức phòng, chống đột quỵ cho cộng đồng sẽ giúp mọi người nhận biết sớm các triệu chứng và có phản ứng xử lý kịp thời, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và di chứng nặng nề.

Bệnh viện E phối hợp Hội Đột quỵ Việt Nam và Công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức chương trình “Nhận diện và xử trí bệnh nhân đột quỵ tại cộng đồng dành cho đối tượng học sinh, sinh viên trên toàn quốc”.

Những tình huống đã được các bác sĩ xây dựng như: khi đang ngồi chơi mà có người gặp biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn; tình huống khi đến nhà chơi gặp người ngã trên sàn nhà,… nếu gặp phải các tình huống này bạn sẽ làm như thế nào? Sau câu trả lời của các bạn sinh viên là những chia sẻ của các chuyên gia về đột quỵ giúp các bạn hiểu đúng, hiểu đủ về cách sơ cấp cứu khi gặp người đột quỵ.

Bệnh đột quỵ gây ra gánh nặng lớn về mặt y tế, kinh tế và xã hội, với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nếu không được xử trí kịp thời và điều trị đúng cách. Thực tế, tại các cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân vẫn đến viện muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và hậu quả nặng nề.

GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam chia sẻ: "Bản thân người bệnh sau khi bị đột quỵ đã trở thành người khuyết tật, cần gia đình và xã hội chăm sóc. Bên cạnh đó, cần một khoản chi phí rất lớn để điều trị cho người đột quỵ".

Việc xử trí đột quỵ tại cộng đồng rất quan trọng. Sinh viên đóng vai trò trong hệ thống y tế học đường có thể tham gia lực lượng phản ứng nhanh cấp trường như: hỗ trợ xử trí ban đầu khi có trường hợp đột quỵ hoặc cấp cứu; hướng dẫn các bạn sinh viên nhận biết dấu hiệu đột quỵ theo FAST và kết nối nhanh với y tế chuyên sâu, cấp cứu 115.

Việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch. Hiện nay, vị trí các trạm cấp cứu khu vực ở xa trung tâm, trong khi số bệnh viện tham gia cấp cứu ngoại viện mới chỉ chiếm phần nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ cho biết, việc truyền thông cấp cứu ban đầu là một biện pháp quan trọng với cộng đồng để cấp cứu đúng cách và đúng kỹ thuật, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra do sơ cứu sai cách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc phân luồng, phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo luôn được các bệnh viện chủ động thực hiện, nhất là khi số ca mắc bệnh lây nhiễm tiếp tục tăng cao.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần; kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý theo quy định.

Một bệnh nhân nữ 25 tuổi được phát hiện nhiễm cùng lúc 21 chủng virus HPV, trong đó có 14 chủng thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư.

Dân quân thường trực, người cao tuổi và người lao động không hưởng lương hưu sẽ được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí mua thẻ BHYT từ ngày 1/7 tới.

Hà Nội ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 mới trong tuần qua (6/6 - 13/6), theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.

BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các khu vực triển khai các giải pháp, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh BHYT trong thời tiết nắng nóng.