Nga thử nghiệm thành công tên lửa có tầm bắn toàn cầu
Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời ông Putin phát biểu tại diễn đàn Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở thành phố Sochi cho biết “cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với Burevestnik, loại tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân có tầm bắn toàn cầu đã được tiến hành thành công”.
Chương trình phát triển Burevestnik được Tổng thống Nga Putin công bố vào tháng 3 năm 2018 như một phần của sáng kiến rộng lớn hơn nhằm phát triển thế hệ tên lửa xuyên lục địa và siêu thanh mới. Trong số đó có cả tên lửa đạn đạo Kinzhal và phương tiện lượn siêu thanh Avangard.

Phát biểu trước Quốc hội liên bang vào tháng 3 năm 2018, ông Putin cho biết mục tiêu của chương trình phát triển vũ khí này, bao gồm cả tên lửa Burevestnik và Sarmat, là nhằm đảm bảo sự cân bằng chiến lược trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
“Đó là một tên lửa tàng hình có tầm bay thấp mang đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn gần như không giới hạn, quỹ đạo không thể đoán trước và khả năng vượt qua ranh giới đánh chặn”, ông Putin nói.
Cũng trong bài phát biểu tại Diễn đàn Valdai, ông Putin cho rằng Moscow có thể hủy bỏ việc phê chuẩn hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân.
“Mỹ đã ký đạo luật, tài liệu, hiệp ước quốc tế cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Nga đã ký và phê chuẩn hiệp ước, còn Mỹ ký nhưng không phê chuẩn”, ông Putin nói tại Sochi.
Việc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất đã bị cấm theo Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996. Mỹ và Trung Quốc đã ký hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn.
Moscow đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng hồi tháng 2, tổng thống Putin cho biết ông sẽ ra lệnh thử nghiệm nếu Mỹ hành động trước, đồng thời nói thêm rằng “bất cứ ai cũng không nên có những ảo tưởng nguy hiểm rằng sự cân bằng chiến lược toàn cầu có thể bị phá hủy”.
Theo Tổng thống Putin, Nga “gần như đã hoàn thành việc phát triển các loại vũ khí chiến lược hiện đại” và giờ đây chỉ còn vấn đề thủ tục để “chuyển sang sản xuất hàng loạt và đưa chúng vào chiến đấu”. Theo Tổng thống Nga, việc này sẽ được thực hiện sớm.
Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng, ông chưa sẵn sàng cho biết liệu Nga có cần tiến hành các cuộc thử nghiệm để kiểm tra xem vũ khí mới có hoạt động hiệu quả hay không, nhưng các chuyên gia đã khuyên ông nên làm như vậy.
(Nguồn: Reuters)


Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
60 máy bay chiến đấu của Không quân Israel đã thực hiện “một loạt các cuộc không kích” nhằm vào hơn 20 địa điểm quân sự ở Tehran.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng và 221 người bị thương khi các xe tăng Israel bắn vào đám đông đang cố gắng lấy viện trợ từ các xe tải ở Gaza vào ngày 17/6.
Triều Tiên sẽ cử 1.000 công binh và 5.000 công nhân xây dựng quân sự sang Nga để hỗ trợ khôi phục cơ sở hạ tầng tại vùng Kursk - nơi bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột với Ukraine.
Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 18/6 đồng loạt đưa tin về các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Đông.
Khi Vòm sắt và toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel phải đối diện với một đối thủ nghiêm túc là Iran, nó lập tức để lộ ra những điểm yếu của mình.
0