Nga triển khai S-350 Vityaz trên chiến trường Ukraine

Bộ quốc phòng Nga vừa công bố một đoạn video cho thấy một ê kíp vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Lực lượng vũ trang Nga đang làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực xung đột Ukraine.

Aleksey, chỉ huy ê kíp vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz nói: "Chúng tôi phá hủy mọi loại mục tiêu trên không do đối phương sử dụng, chẳng hạn như HIMARS [bệ phóng tên lửa nhiều nòng], cũng như tên lửa đạn đạo và chiến thuật tác chiến ATACMS. Thiết bị này đáng tin cậy, đơn giản và cho phép chúng tôi thực hiện mọi nhiệm vụ được giao".

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm rằng S-350 Vityaz được triển khai ở những khu vực khó khăn nhất của tiền tuyến. Tổ hợp này được trang bị tên lửa dẫn đường có đầu tự dẫn chủ động và chế độ 'siêu cơ động', giúp tăng độ tin cậy của việc bắt và tiêu diệt mục tiêu.

Được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey, S-350 Vityaz là đại diện cho thế hệ mới trong dòng vũ khí tên lửa phòng không của Nga. Dù chỉ mới được đưa vào trang bị gần đây nhưng S-350 đã chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Hệ thống S-350 được thiết kế với mục tiêu bảo vệ các cơ sở dân sự, công nghiệp và quân sự quan trọng khỏi các cuộc tấn công từ trên không. Với khả năng tự động hóa cao, S-350 có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống phòng không khác như S-300, S-400 và S-500. Điều này tạo nên một mạng lưới phòng không đa tầng, có khả năng bảo vệ tối đa các mục tiêu quan trọng trước các cuộc tấn công của đối phương.

Theo Đại tá Sergey Khatylev - cựu chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không thuộc Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Không quân Nga, S-350 Vityaz đã chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc đối phó với các tên lửa hành trình của phương Tây, đặc biệt là HIMARS và ATACMS. Với khả năng thay đổi vị trí linh hoạt, S-350 không chỉ bảo vệ các mục tiêu quan trọng mà còn gây khó khăn lớn cho đối phương trong việc tìm và tiêu diệt hệ thống này.

Tuần này, Nga và Mỹ đã có cuộc đàm phán ban đầu về quan hệ song phương, trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine lên án cuộc gặp, cáo buộc các bên cố gắng đạt được thỏa thuận "sau lưng các bên chủ chốt".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.

60 máy bay chiến đấu của Không quân Israel đã thực hiện “một loạt các cuộc không kích” nhằm vào hơn 20 địa điểm quân sự ở Tehran.

Ít nhất 59 người đã thiệt mạng và 221 người bị thương khi các xe tăng Israel bắn vào đám đông đang cố gắng lấy viện trợ từ các xe tải ở Gaza vào ngày 17/6.

Triều Tiên sẽ cử 1.000 công binh và 5.000 công nhân xây dựng quân sự sang Nga để hỗ trợ khôi phục cơ sở hạ tầng tại vùng Kursk - nơi bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột với Ukraine.

Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 18/6 đồng loạt đưa tin về các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Đông.

Khi Vòm sắt và toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel phải đối diện với một đối thủ nghiêm túc là Iran, nó lập tức để lộ ra những điểm yếu của mình.