Ngăn chặn thông tin độc hại, nhiễu loạn trên mạng xã hội
Để tạo ra một không gian lành mạnh trên mạng xã hội, những thông tin độc hại cần phải được loại bỏ. Điều này cần tới trách nhiệm của người đăng tải thông tin, người dùng và đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước để thực thi pháp luật, để những thông tin đăng tải trên mạng ảo không gây ra những hệ luỵ đời thực.
Là một nhà nghiên cứu về Phật học, đồng thời cũng là một người dùng Facebook nổi tiếng trong giới, ông Tuấn Hà cho rằng, thông tin trên mạng xã hội về cuộc bộ hành sang Ấn Độ của ông Thích Minh Tuệ đang có sự đối lập nhau.
Nhiều Facebooker, Youtuber đăng tải hình ảnh với những bình luận gây mâu thuẫn, tranh cãi giữa các nhóm người có quan điểm khác nhau. Những thông tin bên lề, trái chiều không liên quan gì đến hoạt động tu tập của ông Thích Minh Tuệ, nhưng được đẩy thành cao trào để lôi kéo sự quan tâm của công chúng, gây ra sự nhiễu loạn trong xã hội.
Ông Tuấn Hà - Nhà nghiên cứu Phật học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học - chia sẻ: "Dư luận chia làm hai phe để đấu tố nhau chứ không phải là việc ủng hộ sư thầy đi Ấn Độ, quan trọng là hai bên tranh cãi và tạo ra dư luận rất xấu, rất không tốt trong xã hội. Việc này bắt đầu khởi nguồn từ các Youtuber đăng tải thông tin lên, sau đó là kèm theo những ý kiến, những bình luận và những góc quay, góc nhìn".
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có khoảng gần 20 mạng xã hội với khoảng 76 triệu tài khoản người dùng (lớn nhất là Zalo, Facebook, Youtube, TikTok và các mạng xã hội trong nước). Bên cạnh lợi ích đem lại cho người sử dụng, mạng xã hội đang tạo ra nhiều thông tin độc hại ảnh hưởng tới tinh thần, cuộc sống của người dân.
PGS. TS Trần Thu Hương - Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - cho hay: "Thông tin quá nhiều và không được chọn lọc, dẫn tới luồng thông tin không được kiểm chứng và không chính xác. Do vậy, sẽ gây ra sự hoang mang trong dân chúng bởi người ta không biết thực hư như thế nào, mọi câu chuyện sẽ đến đâu. Công cụ livestream bản chất là không được kiểm soát về mặt thời lượng, thời điểm và địa điểm phát thông tin. Những thông tin không có lợi ích, thậm chí độc hại, sẽ làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của người dân".
Để có thể kiểm soát chặt chẽ các thông tin trên mạng xã hội, năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng việc xã hội nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực.
Vào năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng - thay thế Nghị định 72 đã ban hành cách đây 12 năm. Nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng và các nhà mạng nhằm sàng lọc nội dung xấu độc, bảo vệ thông tin người dùng, trên cơ sở đó xây dựng và thúc đẩy một không gian số trách nhiệm, năng động và tích cực.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin Điện tử, cho biết: "Cuộc sống của người dân đã có sự chuyển dịch lớn trên không gian mạng. Do vậy, nhiều vấn đề của cuộc sống thật đã xuất hiện trên mạng xã hội, thậm chí phát triển mạnh mẽ trên môi trường mạng, khiến Chính phủ bắt buộc phải có những quy định mới để điều chỉnh các hành vi, từ đó giữ được trật tự an toàn của xã hội, an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia ở trên không gian mạng".
Là một trong những mạng xã hội lớn tại Việt Nam, TikTok hiện có trên 60 triệu người dùng. Trong quý III/2024, trên toàn cầu, TikTok đã xử lý 150 triệu video do người dùng đưa lên, trong số đó có tới 3 triệu video ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, ngoài việc vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, để ngăn chặn thông tin độc hại trên mạng xã hội còn cần đến trách nhiệm và sự tỉnh táo của người sử dụng mạng xã hội trong việc chọn lựa, chia sẻ thông tin.


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0