Ngành giáo dục Hà Nội tổ chức 'Tết sum vầy'

Ngành Giáo dục Hà Nội vừa tổ chức chương trình gặp mặt các nữ nhà giáo Thủ đô là vợ, học sinh là con chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại biển đảo.

Tại sự kiện, ngành đã tổ chức gặp mặt, trao  hỗ trợ quà Tết tới các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn và 31 giáo viên là vợ, 111 học sinh là con của chiến sĩ đang công tác tại biên giới, hải đảo. Hiện tại, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán.

Trong đó, ưu tiên các trường hợp bị tai nạn lao động, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm và các trường hợp thuộc gia đình chính sách. Tổng số có hơn 2.300 lượt giáo viên và học sinh được nhận hỗ trợ và quà Tết, với tổng giá trị gần hai tỷ đồng. Cũng trong dịp này, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã phát động hai cuộc thi đua năm 2024. Đợt một, từ ngày 1/1 đến ngày 31/7 với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo, thi đua lập thành tích chào mừng các sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”. Đợt hai, từ ngày 1/8 đến ngày 31/12 với chủ đề: “Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.