Ngành nông nghiệp thiếu nguồn nhân lực có trình độ
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính riêng năm 2022, cả nước có hơn 521.000 sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thú y, chiếm tỷ lệ chưa tới 1,5%.
Ông Nguyễn Đức Hiển – Giám đốc Công ty cổ phần HRD Global chia sẻ: "Bây giờ công tác tuyển sinh của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp hạn chế rất là nhiều, các trường cũng cần phải đổi mới, liên kết, đặc biệt là liên kết quốc tế".
Một số trường đại học cho biết, tuyển sinh vào các ngành học nông lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm. Sự suy giảm về số lượng người học không chỉ diễn ra ở đào tạo đại học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp. Hệ lụy là hầu hết doanh nghiệp nông lâm nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Theo các chuyên gia, việc khó thu hút người học một phần liên quan đến xu hướng thoát ly nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ Nông nghiệp cho rằng, đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cũng như các trường đào tạo, cần thay đổi cái nhìn về ngành nông nghiệp.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh, muốn nâng tầm nông nghiệp Việt phải bắt đầu từ nguồn nhân lực. Theo đó, lĩnh vực sản xuất này cần được nhận diện là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm cả các ngành khoa học công nghệ cao. Từ đó định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0