Nghệ nhân Hà Nội: Đôi bàn tay giữ lửa
Ở Đa Sỹ từng có hơn 1000 hộ làm nghề rèn, trong đó có hơn chục người được phong nghệ nhân. Bà Tuyến là nữ nghệ nhân duy nhất còn theo nghề, cùng với nhiều kỹ thuật rèn đang dần bị mai một. Nghề rèn tưởng chừng chỉ dành cho nam giới nhưng với bà Tuyến, công việc này đã gắn bó với bà từ ngày còn nhỏ. Ban đầu, công việc chỉ là xếp thép, lấy nước, làm cán dao… nhưng với sự tò mò, bà bắt đầu học hỏi kinh nghiệm từ những người thân để biến những miếng thép thừa trong xưởng thành sản phẩm của riêng mình.


Sau này với kỹ thuật làm “dao bổ thép”, những sản phẩm của bà Tuyến đã được công nhận, đi vào nhà bếp của hàng trăm gia đình và các nhà. Nhiều vị khách nước ngoài mê trải nghiệm còn tìm tới lò rèn của bà để được hướng dẫn làm dao. Một công việc thủ công cần nhiều sức lực và sự sáng tạo vẫn mê hoặc rất nhiều người.



Đón xem "Đôi bàn tay giữ lửa" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 20/04/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Tthanh và Truyền hình Hà Nội.


Vạn Phúc là làng lụa nổi tiếng, kể câu chuyện của những người đang gìn giữ từng sợi tơ và nếp vải, như níu giữ ký ức của Hà Nội.
Nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến luôn đam mê với nghề, cần mẫn, cầm tay chỉ việc và trao truyền tinh hoa nghề mộc cho thế hệ trẻ trong làng, ngoài xã.
Nghề gò hàn tôn thiếc đã gắn bó với nhiều thế hệ ở làng Phú Thứ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và thường được cổ nhân gọi vui là làng nghề "gõ ra tiền".
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.
0