Nghệ nhân Hà Nội: Tay xếp lá kết vành thương nhớ
Những chiếc nón lá Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa riêng biệt, là “vành thương nhớ” trong tâm thức người Việt, đặc biệt là khi gắn với tà áo dài truyền thống.

Khi biết đến nghệ nhân Lê Văn Tuy (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nhiều người ngạc nhiên khi thấy đằng sau những chiếc nón duyên dáng là bàn tay của một nghệ nhân nam.


Tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt là tâm huyết và yêu nghề, dường như chẳng có yêu cầu đặc biệt nào từ khách hàng có thể làm khó được nghệ nhân Tuy.

50 năm làm nghề, với những chiếc nón đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP, nhưng nghệ nhân Lê Văn Tuy luôn cho rằng thành công của mình chỉ là nhờ may mắn.


Đón xem "Tay xếp lá kết vành thương nhớ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 13/07/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.


Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã chọn cách kể về Hà Nội yêu dấu qua tiếng đàn violin - một chất liệu âm nhạc tinh tế và đầy cảm xúc.
Nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã dành trọn đời mình để gìn giữ và truyền lại nghệ thuật ướp trà sen - một tinh hoa văn hóa của người Hà Nội.
Phố cổ Hà Nội hiện vẫn còn những người thợ, những nghệ nhân bám trụ lại với nghề cũ, giữ lại cho phố nghề Hà Nội cái hồn mà thời gian khó lòng xóa nhòa.
Với nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết ở làng Bá Dương Nội, những con diều không phải chỉ là một thứ đồ chơi mà còn là một nét văn hóa trang trọng, linh thiêng cần bảo tồn.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi (làng sơn mài Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội) đã đưa sơn mài truyền thống vào đời sống qua từng sản phẩm thủ công của mình.
Ca sĩ Trịnh Trí Anh - một giọng ca trẻ đầy nội lực đang kể câu chuyện Hà Nội theo cách riêng của thế hệ nghệ sĩ trẻ: trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên sự sâu lắng, da diết vốn có.
0