Người dân tiếc thương sự ra đi của Tổng Bí thư

Hai đầu đất nước, tại những điểm tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia Lê Thánh Tông - Hà Nội, Hội trường Thống Nhất - TP.HCM, quê hương và ngôi trường nơi Tổng Bí thư đã học, không khí buồn thương bao trùm...

Sáng sớm nay, khắp các con phố, ngõ hẻm Hà Nội chìm trong không khí tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hình ảnh lá cờ rủ trên quảng trường Ba Đình, trên các tuyến phố trung tâm, xen lẫn với màu áo đen của người dân như một lời tiễn biệt đầy lưu luyến. Đặc biệt, những câu chuyện xúc động về tình cảm của người dân dành cho vị Tổng Bí thư kính yêu được kể lại càng khiến không khí thêm phần lắng đọng.

"Khi nghe tin bác Trọng mất, chúng tôi - những cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vô cùng thương tiếc người lãnh đạo liêm khiết, anh minh. Do vậy mà khi nghe tin nhà trường tổ chức lễ tưởng niệm ngày hôm nay, cựu học sinh chúng tôi đã sắp xếp thời gian đến để tham dự" - chị Nguyễn Phương Mai, cựu học sinh khóa 1996 - 1999.

Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức Lễ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đông đảo cán bộ, nhân viên, học sinh, cựu học sinh đã đến trường để tham dự buổi lễ.
Ngưởi dân TP.HCM bày tỏ tình cảm tiếc thương với TBT Nguyễn Phú Trọng và chờ đợi từ sớm để vào khu vực tổ chức tang lễ sẽ bắt đầu lúc 7h.

Nhà ông Nguyễn Văn Côn, 75 tuổi, ngay sát Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Lê Thánh Tông - Hà Nội. Suốt mấy ngày nay, ngày nào ông cũng ra cổng nhà tang lễ, xót xa vô cùng trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 6h sớm nay, ông Côn đã có mặt tại cổng Nhà tang lễ. Vô cùng xúc động, ông đã viết một bức thư tiễn biệt.

Người dân thôn Lại Đà ra nhà văn hóa từ sớm để chuẩn bị lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân đến viếng Tổng Bí thư tại nhà văn hóa thôn Lại Đà sẽ quét QR tại các máy quét được công an huyện Đông Anh bố trí ở các điểm đăng ký.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.