Người nghệ nhân giữ nghề làm lồng chim làng Vác

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ hoàn thiện chiếc lồng chim bằng tre.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ (Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội) là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống làm lồng chim.

Bố của ông là cụ Ba Mi (Nguyễn Đức Nghi), người nổi tiếng trong giới làm lồng chim từ đầu thế kỷ XX và cũng là người đem nghề làm lồng chim về với làng Vác.

NSƯT Hồng Kỳ bên cạnh cặp lồng cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Nghệ sản xuất đã gần 100 năm.

Theo ông Nghệ, để làm ra một chiếc lồng chim bằng tre đẹp, bền, sang, đòi hỏi những người thợ có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan, khoan lỗ, làm vanh (vành), làm cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ chuốt vanh đáy của lồng chim.

Ông Nguyễn Văn Nghệ là người làm lồng chim làng Vác duy nhất được phong tặng nghệ nhân làng nghề và ông đã lập kỷ lục với chiếc lồng chim cao 2,7m, rộng 0,9m, giành giải Ba trong một cuộc thi làm lồng chim ở Hà Nội (năm 2011).

Đến thời điểm hiện tại, dù vấp phải sự cạnh tranh từ nhiều loại lồng chim các nước như Trung Quốc, Đài Loan,.. nhưng lồng chim làng Vác luôn có chỗ đứng trong lòng những người chơi sinh vật cảnh.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ lắp lồng chim sơn ca cùng với cháu của mình.

Ngoài việc làm lồng chim, nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ còn sử dụng kỹ thuật làm lồng chim để sản xuất đèn lồng tinh xảo và xuất đi nhiều nước như Pháp, Thái Lan, Malaysia…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ kiểm tra chất lượng lồng đèn.

Đón xem “Đan chuốt lồng tre" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 03/08/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã chọn cách kể về Hà Nội yêu dấu qua tiếng đàn violin - một chất liệu âm nhạc tinh tế và đầy cảm xúc.

Nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã dành trọn đời mình để gìn giữ và truyền lại nghệ thuật ướp trà sen - một tinh hoa văn hóa của người Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội hiện vẫn còn những người thợ, những nghệ nhân bám trụ lại với nghề cũ, giữ lại cho phố nghề Hà Nội cái hồn mà thời gian khó lòng xóa nhòa.

Với nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết ở làng Bá Dương Nội, những con diều không phải chỉ là một thứ đồ chơi mà còn là một nét văn hóa trang trọng, linh thiêng cần bảo tồn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi (làng sơn mài Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội) đã đưa sơn mài truyền thống vào đời sống qua từng sản phẩm thủ công của mình.

Ca sĩ Trịnh Trí Anh - một giọng ca trẻ đầy nội lực đang kể câu chuyện Hà Nội theo cách riêng của thế hệ nghệ sĩ trẻ: trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên sự sâu lắng, da diết vốn có.