Nhà trường đồng hành ôn tập cùng học sinh
Năm nay trường THPT Mỹ Đức C có 433 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Là trường có chất lượng đầu vào thấp nên ngay từ đầu năm học, nhiều giáo viên đã đăng ký tình nguyện hỗ trợ học sinh bằng các buổi ôn tập miễn phí với tinh thần trách nhiệm cao.
Cô giáo Bùi Thị Thúy Vân cho biết: "Trước đây, trong những lần ôn tập với học sinh, tôi cũng đã chú ý phân loại học sinh. Những học sinh yếu, kém tôi sẽ kèm riêng".
Đây là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng là lần đầu tiên môn Tin học và Công nghệ được đưa vào môn tự chọn trong kỳ thi này. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức, ngoài lập nhóm zalo hỗ trợ học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Huệ còn tình nguyện ôn tập bổ trợ kiến thức miễn phí từ 1-2 buổi/tuần cho các em đăng ký môn thi Công nghệ định hướng nông nghiệp.
"Trong quá trình chọn môn Công nghệ để thi tốt nghiệp, thầy cô cũng hướng dẫn em rất kỹ càng. Cô cũng gửi mã đề qua các nhóm zalo để chúng em chủ động ôn tập", em Nguyễn Mạnh Hà, lớp 12C2, Trường THPT Mỹ Đức C chia sẻ.
Theo chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Huệ - Trường THPT Mỹ Đức C, để hỗ trợ các em học sinh trong quá trình ôn tập, các cán bộ giáo viên trong trường cũng tổ chức dạy các em trên lớp kiến thức cẩn thận, bên cạnh đó bổ sung thêm tài liệu để các em ôn tập. Nhà trường cũng tổ chức các lớp ôn tập miễn phí từ 1-2 buổi/tuần.
Thực hiện Thông tư 29, các nhà trường đã không tổ chức dạy thêm ngoài giờ tại trường, thay vào đó là tận dụng tối đa thời gian trên lớp để truyền tải kiến thức. Các giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự học, giao bài tập về nhà phù hợp, đồng thời dành thời gian chữa bài tập khó vào buổi học hôm sau.
Việc triển khai Thông tư 29 của Bộ giáo dục và Đào tạo không chỉ giúp minh bạch hóa hoạt động giáo dục, mà còn tạo cơ hội để học sinh giảm áp lực học thêm, có thêm thời gian tự học. Các nhà trường sẽ điều chỉnh và bổ sung các giải pháp phù hợp để đảm bảo việc dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0