Nhận diện tồn tại, hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với 8 nội dung quan trọng được thảo luận, cho ý kiến.

Phân tích đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2023 với những kết quả nổi bật, các đại biểu cũng nêu lên một số bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành và đề nghị cần có giải pháp khắc phục để triển khai hiệu quả chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cũng là nội dung được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 14 và được nhiều đại biểu góp ý để hoàn thiện.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải kiên định với định hướng phát triển hai Thành phố trực thuộc Thủ đô và 5 trục phát triển. Đồng thời phải nghiên cứu làm rõ nét hơn nữa định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô.

Để tạo động lực cho Thủ đô phát triển, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý đến việc kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ. Ngoài đề xuất xây dựng sân bay quốc tế thứ 2, cần nghiên cứu đề xuất một số sân bay lưỡng dụng trong Thành phố. Việc hoàn thiện Đồ án cần được triển khai khẩn trương để đảm bảo theo tiến độ, tháng 02 năm 2024 phải báo cáo Bộ Chính trị xem xét.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh sự đồng bộ, thống nhất giữa điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế, trọng tâm là hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn sắp tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.