Nhân lực chất lượng cao cần được ưu tiên đào tạo

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề khó và phức tạp, đòi hỏi hoạch định chính sách thận trọng, khách quan, hướng đến mục tiêu cuối cùng là chất lượng.

Sáng 14/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, quy mô đào tạo thạc sĩ có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm 2023. Quy mô đào tạo tiến sĩ năm 2024 bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành, tăng mạnh nhất ở khối ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, vông nghệ kỹ thuật, kỹ thuật…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030.

Kết quả tính đến năm 2024, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ tổng số 496 người, gồm 297 người đào tạo tiến sĩ tập trung toàn thời gian trong nước và 199 người đào tạo tiến sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đồng bộ các Bộ Luật, bổ sung quy định về hoạt động đổi mới sáng tạo vào luật. Đặc biệt, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực hiệu quả các chính sách pháp luật về thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời cần đầu tư dài hạn cho hạ tầng nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục đại học.

Đoàn giám sát đề nghị làm rõ hơn về cơ chế phân bổ kinh phí cho giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hiện nay; ưu tiên đầu tư cho các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực ở các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, lĩnh vực then chốt. Về các giải pháp mà Bộ đề xuất, Đoàn giám sát cơ bản tán thành nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học, tuy nhiên đề nghị Bộ cập nhật thông tin kiến nghị; xác định rõ nhu cầu về kinh phí để triển khai các chương trình, đề án, chiến lược và nguồn kinh phí thực hiện; bổ sung thông tin đánh giá về nội dung giáo dục nghề nghiệp.

Tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục rà soát các dữ liệu của báo cáo để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Nhấn mạnh chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề khó và phức tạp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh lưu ý cần phải thận trọng, khách quan vì mục tiêu cuối cùng hướng đến là chất lượng. Nếu đánh giá thiếu trách nhiệm sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.