Nhiều bệnh viện Thủ đô thành bệnh viện tuyến cuối
Hiện, ngành y tế Thủ đô có 42 bệnh viện công lập, 43 bệnh viện ngoài công lập; trong đó có 9 bệnh viện hạng một, ba bệnh viện chuyên khoa sâu tuyến cuối Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn cho các tỉnh phía Bắc, 6 bệnh viện cấp chuyên sâu.
Ngoài ra, tại các quận, huyện, thị xã có 30 trung tâm y tế với 518 trạm y tế xã/phường/thị trấn - là nơi cán bộ y tế gần dân nhất, với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cấp ban đầu và phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó là hơn 15.000 cơ sở y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hằng năm, hệ thống y tế Thủ đô đã khám, chữa bệnh cho gần 10 triệu lượt người, phẫu thuật cho gần 300.000 bệnh nhân, cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo. Nhiều bệnh viện trực thuộc ngành y tế Thủ đô trở thành bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.


Việc phân luồng, phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo luôn được các bệnh viện chủ động thực hiện, nhất là khi số ca mắc bệnh lây nhiễm tiếp tục tăng cao.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần; kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý theo quy định.
Một bệnh nhân nữ 25 tuổi được phát hiện nhiễm cùng lúc 21 chủng virus HPV, trong đó có 14 chủng thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư.
Dân quân thường trực, người cao tuổi và người lao động không hưởng lương hưu sẽ được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí mua thẻ BHYT từ ngày 1/7 tới.
Hà Nội ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 mới trong tuần qua (6/6 - 13/6), theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các khu vực triển khai các giải pháp, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh BHYT trong thời tiết nắng nóng.
0